Top sai lầm trong canh tác trồng sầu riêng có thể các chủ vườn chưa biết

Sầu riêng thuộc loại cây trồng có năng suất cao, đem lại mức lợi nhuận khủng cho chủ vườn. Chính vì vậy mà diện tích gieo trồng sầu riêng ngày càng được mở rộng. Song, việc thiếu kiến thức về loại cây này dễ khiến bà con nông dân mất mùa hoặc sản lượng không như kỳ vọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ top những sai lầm khi trồng sầu riêng mà chắc chắn các nhà vườn rất nên biết.

1. Chuyển mô hình canh tác nhưng không xử lý nấm bệnh

Khi chuyển đổi từ mô hình canh tác khác sang trồng sầu riêng, nhiều nông dân không xử lý triệt để các loại nấm bệnh tồn tại trong đất. Nấm bệnh là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh hại cho cây sầu riêng, làm giảm năng suất và chất lượng trái. Việc không xử lý nấm bệnh ngay từ đầu sẽ dẫn đến cây trồng bị nhiễm bệnh, phát triển kém và dễ chết yểu.

Cây sầu riêng bị nhiễm nấm do đất trồng chưa xử lý nấm bệnhCây sầu riêng bị nhiễm nấm do đất trồng chưa xử lý nấm bệnh

Do đó, trước khi lên mô trồng cây, bà con nhà vườn phải xử lý đất bằng vôi hoặc các chủng nấm đối kháng như Trichoderma… để tiêu diệt triệt để các mầm mống nấm bệnh. Mặt khác, với những nhà vườn trồng nhiều loại cây trước đó, thâm canh lâu năm hoặc từng nhiễm bệnh thì cần phải xử lý thật kỹ càng trước khi xuống giống sầu riêng. 

2. Chọn lọc cây giống kém chất lượng

Bà con nông dân mua giống sầu riêng có giá thành rẻ, kèm theo chất lượng thấp chính là nguyên nhân khiến cây sầu riêng chậm phát triển, cây còi cọc, tỷ lệ mắc bệnh cao và dễ chết. Việc này khiến tốn rất nhiều công sức của người chăm sóc, cùng với đó là chi phí thuốc chữa bệnh,… 

Đọc ngay:  Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của sầu riêng

Chọn lựa kỹ lưỡng giống cây sầu riêngChọn lựa kỹ lưỡng giống cây sầu riêng

Chủ vườn cần tìm hiểu và chọn mua giống tại các cơ sở sản xuất uy tín, chất lượng. Chọn cây giống có giá thành hợp lý, cây có độ cao vừa, thân thẳng, trơn láng, cành dáng đẹp, không nghiêng vẹo, da mượt, không dị tật, không có vết bệnh trên cây. Quan sát bộ lá xanh tốt, bo ghép chắc chắn, chồi phát triển tự nhiên. 

Ngoài ra, bà con cũng nên phun thuốc phòng bệnh định kỳ cho cây con, mặc dù vẫn còn trong bầu ươm chưa đem đi trồng. Bởi thời điểm này sức đề kháng của cây còn yếu, dễ nhiễm bệnh, có thể gây ảnh hưởng không thể phát triển tốt được. 

3. Khoảng cách trồng quá dày

Theo như đánh giá, hiện có khá nhiều nhà vườn trồng khoảng cách 6m x 6m; 7m x 7m. Lợi thế của địa hình trồng này chính là cho ra sản lượng tốt trong những năm đầu với điều kiện chăm sóc tốt. Tuy nhiên, cây nhanh giao tán sẽ dễ bị sâu bệnh do khoảng cách quá gần. Cũng vì thế mà tuổi thọ và năng suất cây sẽ giảm dần theo thời gian.

Khoảng cách trồng quá dày khiến năng suất dài hạn không như kỳ vọngKhoảng cách trồng quá dày khiến năng suất dài hạn không như kỳ vọng

Để vườn cây sầu riêng có thể phát triển lâu dài và bền vững, nhà vườn cần lên kế hoạch cụ thể cho việc bố trí cây trồng trong vườn, đảm bảo mỗi cây có đủ không gian để phát triển. Đồng thời, hãy thường xuyên kiểm tra và tỉa bớt những cây yếu, bị bệnh để tạo sự thông thoáng cho vườn cây.

4. Trồng xen canh loại cây không phù hợp

Trồng xen canh là phương pháp canh tác giúp tận dụng diện tích đất và tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, trồng xen canh những loại cây không phù hợp có thể gây hại cho cây sầu riêng. Một số loại cây trồng xen có thể cạnh tranh dinh dưỡng, nước, và ánh sáng với cây sầu riêng hoặc thậm chí là nguồn gốc của sâu bệnh.

Lựa chọn xen canh phù hợp trong vườn sầu riêngLựa chọn xen canh phù hợp trong vườn sầu riêng

Đọc ngay:  Những sai lầm khi trồng cây sầu riêng khiến cây con chậm lớn và vàng lá 

Do đó, bà con có thể tham khảo trồng các loại cây có khả năng cải thiện đất, như cây họ đậu, để tăng cường dinh dưỡng cho đất.

5. Trồng cây quá sâu

Nhiều nhà vườn mới lần đầu trồng sầu riêng chưa có kinh nghiệm thường trồng gốc sầu riêng quá sâu hoặc chuyển đổi canh tác từ vườn tiêu, cà phê vào những hố sâu không thoát nước. Điều này dễ dẫn đến ngập úng vào mùa mưa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ rễ của cây và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Phytophthora sp. tấn công, gây ra hiện tượng vàng lá, thối rễ và xì mủ. 

Lấp gốc quá sâu khiến cây kém phát triển

Để đạt được năng suất hiệu quả, cần bố trí mô hay hố trống, tùy theo điều kiện canh tác, địa hình, thổ nhưỡng mỗi vùng miền để áp dụng kiểu trồng cho phù hợp. Điều này tạo độ thông thoáng cho bộ rễ phát triển, tạo điều kiện khô hạn khi xử lý ra hoa. 

Các giải pháp cụ thể theo từng vùng miền:

  • Miền Tây: Lên liếp với kích thước mô cao 60-80cm, chân mô 2-3m, mặt mô 1-2m.
  • Miền Đông và Tây Nguyên: Kích thước hố đất tốt là 60x60x60cm hoặc 70x70x70cm.

Lưu ý khi trồng cây sầu riêng con: Trồng bầu đất cao hơn mặt hố trồng 2-3cm để tránh ngập gốc vào đất, giúp nước không bị ứ đọng và hạn chế phát sinh nguồn bệnh.

6. Cây không được che chắn, cố định cây  

Cây con sầu riêng mới trồng nếu không được che nắng cẩn thận sẽ rất dễ bị cháy nắng, bởi lá sầu riêng còn mỏng và yếu. Bộ phận rễ lúc này cũng chưa thể phát triển nếu cây không buộc cố định vào cọc, tăng khả năng cây bị lung lay, động rễ dẫn tới còi cọc, kém phát triển.

Cần che chắn, cố định cây khi vừa mới trồng

Cần che chắn, cố định cây khi vừa mới trồng

Bởi vậy, trong những ngày thời tiết nắng gắt, chủ vườn cần che chắn bớt lượng ánh sáng mặt trời để bảo vệ phần lá, hạn chế tối đa lá bị cháy nắng. 

7. Không chăm sóc, hạn chế nguồn nước tưới  

Nhiều nhà vườn trồng xen canh chỉ chăm sóc cây xen canh, bỏ bê sầu riêng hoặc thiếu chi phí chăm sóc, khiến cây phát triển kém và năng suất thấp. Thiếu quy hoạch cụ thể và hệ thống tưới không cung cấp đủ nước cũng làm cây suy yếu, tốn nhiều thời gian phục hồi. Đặt béc tưới gần gốc khi cây lớn tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển và không cung cấp đủ nước cho rễ.

Đọc ngay:  Tổng hợp các món ngon chế biến từ sầu riêng không thể cưỡng lại 

8. Bón phân chưa hoai mục

Bón phân chuồng chưa hoai mục khiến cây khó hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị nhiễm nấm bệnh và ngộ độc, làm giảm năng suất và chất lượng. Để hiệu quả, cần ủ phân bằng chế phẩm vi sinh EM AG và Trichoderma, giúp phân giải chất hữu cơ thành dạng dễ hấp thụ và ngăn ngừa nấm bệnh.

Việc bón phân chưa hoai mục có thể khiến cây bị nhiễm bệnh

Việc bón phân chưa hoai mục có thể khiến cây bị nhiễm bệnh

Việc bón phân chưa hoai mục có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cây sầu riêng. Cụ thể: 

  • Nhiễm bệnh: Phân chưa hoai mục có thể chứa mầm bệnh, nấm, vi khuẩn và sâu hại. Khi bón phân chưa hoai mục, những mầm bệnh này có thể lây lan vào đất và gây nhiễm bệnh cho cây sầu riêng, làm giảm sức khỏe và năng suất của cây.
  • Cháy rễ: Phân chưa hoai mục còn đang trong quá trình phân hủy sẽ tạo ra nhiệt và một số chất hóa học có thể gây hại cho rễ cây. Khi rễ tiếp xúc với phân này, chúng có thể bị cháy, làm giảm khả năng hấp thụ nước và dưỡng chất của cây.
  • Thiếu oxy trong đất: Quá trình phân hủy phân chưa hoai mục cần một lượng lớn oxy. Điều này có thể làm giảm lượng oxy có sẵn trong đất, gây ngạt rễ và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây sầu riêng.

9. Không có kỹ thuật chăm sóc

Sầu riêng thuộc loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Với những cơn sốt giá sầu riêng nhiều người đổ xô trồng sầu riêng, diện tích tăng ồ ạt, thiếu kiểm soát.

Việc nhiều người chạy theo xu hướng trồng sầu riêng mà thiếu kỹ thuật, dẫn đến trồng quá dày, không có hệ thống thoát nước, và cây dễ bệnh. Thiếu kỹ thuật chăm sóc như tỉa cành, tạo tán, và phòng trừ sâu bệnh khiến cây bị bệnh, tốn chi phí và giảm năng suất.

Trên đây là tổng hợp các sai lầm nên tránh khi trồng sầu riêng để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Từ đó tối ưu chi phí chăm bón, nâng cao năng suất, đem lại mùa màng bội thu cho bà con nhà vườn.