5 tác hại của nha đam ảnh hưởng tới sức khỏe bạn nên biết 

Hầu hết các giống nha đam được trồng tại Việt Nam đều có công dụng đối với làn da và sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh những công dụng vượt trội thì ít ai biết về tác hại của nha đam . Vậy, những nguy hại này là gì?Cùng tìm hiểu ngay những thông tin quan trọng trong bài viết sau đây.

Tác hại của nha đam: Gây dị ứng da 

Nha đam (lô hội) là một trong số những nguyên liệu tự nhiên được ứng dụng nhiều trong làm đẹp. Chị em có thể dễ dàng từ chiết xuất nha đam để làm đẹp làn da và cơ thể.Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách, tác hại của nha đam đối với cơ thể rất khó lường.

Nha đam gây dị ứng da

Nha đam gây dị ứng da

Gây dị ứng da là tác hại của nha đam với da mặt khi sử dụng trực tiếp. Theo các chuyên gia về da liễu, sử dụng mặt nạ nha đam với tần suất 2-3 lần/ tuần và chỉ trong thời gian ngắn giúp làm mịn, sáng đều da và giải quyết các tác nhân gây viêm lỗ chân lông. Tuy nhiên, nếu làm dụng liên tục trong một khoảng thời gian dài, làn da có thể phản ứng lại bằng các biểu hiện như phát ban, viêm loét, đỏ mí mắt,… 

Thêm vào đó, một số dấu hiệu có hại như khô da, cứng bề mặt, đốm tím thường xuất hiện. Đặc biệt, sau khi dùng gel của loài cây này và tiếp xúc với nắng, làn da của bạn dễ bị ban đỏ hoặc bỏng ngay lập tức.

Ngoài ra, độc tố trong chất nhầy ở vỏ nha đam có thể gây ra hiện tượng dị ứng này khi tiếp xúc trực tiếp lên da mặt. Cách sơ chế đúng cách là tách phần vỏ xanh, lấy phần gel trong suốt và ngâm rửa kỹ với nước muối. Với hướng dẫn này, bạn có thể an tâm hơn khi sử dụng phương pháp làm đẹp bằng nha đam.

Đọc ngay:  Ăn nha đam sống có tốt không? 3 lưu ý quan trọng khi ăn nha đam sống nhất định bạn nên biết 

Nguy cơ bị ngộ độc 

Ngộ độc khi sử dụng nha đam sai cách

Ngộ độc khi sử dụng nha đam sai cách

Tác hại của nha đam đó chính là gây ra khả năng bị ngộ độc. Điều này là bởi các hoạt tính lectins, polymannans, C-glycosides và acetylated mannans có trong nha đam. Khi tiêu thụ một lượng lớn lô hội vào cơ thể, người dùng hoàn toàn có thể bị ngộ độc do quá trình giải độc gan gặp vấn đề. Điều này làm tổn thương cơ quan này một cách nghiêm trọng. 

Không chỉ vậy, các nguyên liệu khi kết hợp với nha đam cũng cần được tìm hiểu kỹ lưỡng. Khi chế biến món ăn cho gia đình, người dùng không nên tự sáng tạo nếu không có kiến thức về ẩm thực. Cũng đừng quên, sử dụng quá nhiều nha đam bởi chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho cơ thể. 

Mất cân bằng điện giải 

Hiện nay, nước ép lô hội là một trong những thức uống giải khát được ưa chuộng nhờ công dụng làm đẹp da từ bên trong, nhuận tràng, thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Sở dĩ nha đam được tận dụng hiệu quả là do dưỡng chất có lợi, giá thành rẻ giúp đem lại lợi nhuận cao. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự chế biến tại nhà với các công thức vô cùng đơn giản với đường phèn hoặc mật ong. 

Nha đam có thể gây mất cân bằng điện giải 

Nha đam có thể gây mất cân bằng điện giải 

Tuy nhiên, thực phẩm này chỉ an toàn cho cơ thể khi được dùng một cách thích hợp và ngắn hạn. Theo nghiên cứu, tác hại của nha đam bằng 0 nếu được sử dụng an toàn với liều 15ml mỗi ngày và chỉ trong thời gian tối đa 42 ngày. Bên cạnh đó, Aloe QDM complex Univera Inc – một phức hợp gel cũng được đánh giá vô hại với liều 600mg/ngày, tối đa 8 tuần.

Đọc ngay:  Nha đam nấu món gì ngon? Khám phá TOP 7 món giúp thanh nhiệt, giải độc từ nha đam 

Nếu dùng lô hội quá liều lượng cho phép đối với thức uống này, bạn có thể bị chuột rút, tiêu chảy và gây mất cân bằng điện giải trong vài ngày. Nguy hiểm hơn, nếu tình trạng này không được phát hiện và khắc phục kịp thời sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe.

Gây ra một số vấn đề về đường huyết

Bệnh tiểu đường và các vấn đề rối loạn đường huyết đang là nỗi lo của rất nhiều người khi số bệnh nhân ngày càng gia tăng. Để điều trị căn bệnh này, bên cạnh thuốc Tây y, người bệnh truyền tai nhau về công dụng giảm đường trong máu của các thực phẩm tự nhiên. Trong đó phải kể đến là gel nha đam.

Lạm dụng nha đam gây khó kiểm soát đường huyết

Lạm dụng nha đam gây khó kiểm soát đường huyết

Điều này là hoàn toàn có cơ sở bởi nghiên cứu đã chỉ ra, các chất lectins, mannans, anthraquinones, và đặc biệt là phytosterol trong nha đam có tác động lớn trong việc ngăn chặn gia tăng đường huyết. Bên cạnh đó, loại cây này còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng như magie, mangan, kẽm, crom,… có tác dụng tăng hiệu quả của insulin trong quá trình chuyển hóa đường.

Tuy nhiên, nha đam cũng được coi là “con dao hai lưỡi” đối với bệnh nhân đái tháo đường. Tác hại của nha đam nằm ở thói quen lạm dụng nguyên liệu tự nhiên. Việc ngộ nhận rằng thực vật luôn an toàn đối với sức khỏe chính là nguyên nhân gây hậu quả nghiêm trọng. Áp dụng nguyên liệu này trong chế độ ăn nhằm hỗ trợ điều trị bệnh cần được theo dõi sát sao và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Sụt giảm lượng đường trong máu quá nhanh hoặc quá nhiều cũng khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.

Đọc ngay:  Bật mí 10 công dụng của nha đam chắc chắn bạn nên biết 

Phản ứng với một số loại thuốc

Nha đam có tác hại gì? Phản ứng khi tương tác thuốc là một trong những tác dụng phụ mà không nhiều người bệnh quan tâm khi sử dụng nha đam. Thực tế cho thấy, chỉ phần gel bên trong nha đam mới có tác dụng làm đẹp và hỗ trợ chữa bệnh. Hơn nữa, ngoài một lượng nhỏ chất có hại trong gel nha đam thì nhựa của loại cây này cũng chứa độc tố nếu không được loại bỏ đúng cách. 

Nha đam gây phản ứng với một số loại thuốc đặc trị

Nha đam gây phản ứng với một số loại thuốc đặc trị

Tác hại của nha đam là có thể tương tác với một số loại thuốc Tây y hoặc chất bổ sung như thuốc trị đái tháo đường, thuốc nhuận tràng, steroid và rễ của cây cam thảo. Không chỉ vậy, uống nha đam một cách tùy tiện còn có thể gây loãng máu và các vấn đề về tim vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy, trước khi bắt đầu sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ nha đam, người bệnh nên chủ động thông báo về những loại thuốc đang sử dụng để nhận được tư vấn từ bác sĩ. Nha đam chỉ được coi là một nguyên liệu bổ sung trong chế độ dinh dưỡng, không tồn tại dưới dạng thuốc theo quy định của Bộ y tế. Điều này đồng nghĩa rằng rất khó có thể khẳng định chính xác tác dụng của nha đam trong chế phẩm. Do đó, người dùng cần sử dụng thận trọng hoặc không sử dụng để tránh tương tác thuốc.

Qua bài viết trên, bạn đọc có thể thấy, bên cạnh những công dụng hữu ích thì tác hại của nha đam cũng là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn. Sử dụng nha đam trong làm đẹp và chế biến món ăn được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, hãy cân bằng chúng với liều lượng cho phép để đảm bảo an toàn cho cơ thể, bạn nhé!