Khám phá quy trình trồng và chăm sóc sầu riêng đạt năng suất cao

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), ước tính chỉ trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sầu riêng đạt khoảng hơn 500 triệu USD, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Chưa kể số lượng tiêu thụ loại quả này trong nước cũng liên tục tăng. Điều này cho thấy sầu riêng Việt Nam không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn có sức hấp dẫn lớn trên thị trường quốc tế. 

Chính vì sức hút đặc biệt đó mà diện tích gieo trồng sầu riêng tại Việt Nam được mở rộng liên tục. Hãy theo chân chúng tôi để khám phá quy trình trồng và chăm sóc sầu riêng đạt năng suất cao, hiệu quả kinh tế vượt trội ngay trong bài viết dưới đây. 

Mùa vụ trồng sầu riêng

Cây sầu riêng có thể gieo trồng quanh năm, không bị giới hạn bởi mùa nào cả. Song, giống cây này được khuyến khích gieo trồng vào mùa mưa, tức từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch ​​hoặc cuối mùa mưa (tháng 10 – 11). 

Đây là thời điểm có lượng mưa lớn, giúp cây thích nghi với đất trồng, thúc đẩy sự phát triển cho giống cây sầu riêng. 

Chọn giống trồng sầu riêng

Việc chọn giống cũng là một khâu quan trọng trong quy trình trồng sầu riêng, đảm bảo cây phát triển tốt và đạt năng suất cao. Trường hợp chọn giống không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế kém cho chủ vườn. 

Dưới đây là một số giống sầu riêng được gieo trồng phổ biến và ưa chuộng trên thị trường: 

Giống sầu riêng Ri6

  • Đặc điểm giống: Trái có hình bầu dục, vỏ xanh, gai thưa, hạt lép, thịt vàng, vị ngọt thơm.
  • Thời gian thu hoạch: Sau 3  – 4 năm trồng.

Giống sầu Ri6 thơm ngon, sản lượng tốtGiống sầu Ri6 thơm ngon, sản lượng tốt

Khi sầu riêng chín, các gai nở bung, vỏ nứt ra rất dễ trong việc tách múi. Trọng lượng thông thường của sầu riêng sẽ dao động từ 3 đến 6kg. Hiện nay, giống sầu riêng Ri6 được trồng khá nhiều tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

Giống sầu riêng Monthong

  • Đặc điểm của giống: Trái có hình thoi, vỏ vàng, gai dày, hạt lép, thịt vàng đậm, vị ngọt béo, thơm nức.
  • Thời gian thu hoạch: Sau 4  – 5 năm trồng.

Giống sầu Monthong thịt dày, hạt lépGiống sầu Monthong thịt dày, hạt lép

Đây là giống sầu riêng có nguồn gốc từ Thái Lan, được đánh giá rất cao về chất lượng trái. Ban đầu được gieo trồng ở Đông Nam Bộ, về sau mang lên gieo giống thử nghiệm vùng Tây Nguyên.

Đọc ngay:  Sầu riêng kỵ gì? 7 thực phẩm đại kỵ, tuyệt đối không ăn cùng sầu riêng

Giống sầu riêng Musang King

Musang King được đánh giá là giống sầu riêng ngon nhất thế giới và có xuất xứ từ bang Sabah của Malaysia. Trên thị trường, giống sầu riêng Musang King có 2 loại đó là sầu riêng ruột vàng và sầu riêng ruột đỏ.

  • Đặc điểm của giống: Cơm có màu vàng nghệ, vị ngọt và hương thơm đậm đà, hạt lép dẹt. Trái to, hình tròn hoặc bầu dục, đáy quả có hình ngôi sao đặc trưng.
  • Thời gian thu hoạch: Sau 4  – 5 năm trồng.

Giống sầu  Musang King - “vua" của các loại sầuGiống sầu  Musang King – “vua” của các loại sầu

Đặc biệt, giống sầu riêng Musang King còn cho ra sản lượng lớn xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tại Việt Nam, giống sầu riêng này đang được trồng nhiều ở các vùng Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

Kỹ thuật trồng sầu riêng

Dưới đây là kỹ thuật trồng sầu riêng được đúc kết từ các chuyên gia, chủ vườn lâu năm mà bạn có thể tham khảo: 

Khoảng cách trồng sầu riêng

Theo kinh nghiệm nhà vườn thì nên trồng cây sầu riêng với khoảng cách thưa lớn nhằm giúp cây thông thoáng, dễ chăm sóc, hạn chế sâu bệnh và đậu nhiều quả. 

Tuỳ vào điều kiện thực tế của vườn mà bà con xem xét trồng sầu riêng xen hay là trồng sầu riêng thuần: 

  • Với  trồng thuần: Khoảng cách tiêu chuẩn 8 x 8m hoặc 8 x 10m. Tương đương 125 – 156 cây/hecta vườn. 
  • Với trồng xen (xen canh với ca cao hoặc cà phê):  Khoảng cách tiêu chuẩn 9 x 9m hoặc 9 x 12m. Tương đương 70 – 100 cây/hecta vườn. 

Chọn giống

Sầu riêng là giống cây thụ phấn chéo nhờ côn trùng, gió. Chính vì vậy, trồng cây bằng hạt thì sẽ không mang lại năng suất quả cao. Bà con nhà vườn có thể tham khảo một trong số cách sau: 

  • Trồng sầu riêng bằng phương pháp cây ghép mắt hoặc là ghép cành.
  • Nên trồng sầu riêng ít nhất 2 giống/ vườn để sự thụ phấn chéo xảy ra làm đậu trái sầu riêng tốt hơn, đem lại năng suất quả cao hơn.
  • Khuyến khích mua giống sầu riêng tại trung tâm khuyến nông lớn và kiểm tra xuất xứ của giống.

Có nhiều cách để lấy giống sầu riêngCó nhiều cách để lấy giống sầu riêng

Chuẩn bị đất và hố trồng sầu riêng

Đây là giai đoạn đưa cây con vào đất nên khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của rễ con còn hạn chế. Do đó bà con cần xử lý đất trồng kỹ lưỡng để việc trồng cây được phát triển tốt nhất. 

  • Đào hố trồng cây sầu riêng có kích thước: 0,6m x 0,6m x 0,6 m.Trường hợp nếu đất xấu thì có thể đào 0,7m. Tiếp đến cho 0,5 – 1kg vôi vào hố để xử lý một số côn trùng và nấm bệnh trong đất.
  • Khi xử lý hố trồng được  01 tháng: Tiến hành bón lót hỗn hợp sau khi đã trộn đều gồm: 30 kg phân chuồng hoai mục + 200g NPK (15:15:15) + đất mặt được đào từ hố trồng với lượng vừa đủ để khi lấp lại bằng với mặt đất tự nhiên và 15 ngày sau tiến hành đặt cây con.
Đọc ngay:  Mách bạn cách bổ sầu riêng đơn giản, an toàn, dễ thực hiện

Trồng cây con vào hố

Dưới đây là  6 bước để đưa cây sầu riêng con vào hố đất:

  • Bước 1: Đảo đều phân bón có ở trong hố trồng từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong sao cho phân được đều khắp hố.
  • Bước 2: Tạo điểm đặt cây sầu riêng ở trong hố trồng, tùy theo kích thước của bầu để tạo hố cho phù hợp. Ở giữa hố, tiến hành đào một lỗ sâu khoảng 20cm, có đường kính lớn hơn bầu ươm từ 1 đến 2cm.

Lưu ý khi trồng cây con vào hốLưu ý khi trồng cây con vào hố

  • Bước 3: Đặt bầu cây giống vào hố trồng và sau đó lấp đất thật kỹ. Đừng quên nén chặt đất để khi tưới nước sẽ không bị trôi, đồng thời phần rễ được bám chắc. 

Lưu ý: Bà con nên trồng cây ngang bằng với mặt hố để tránh ngập úng.

  • Bước 4: Cắm cọc để cây không bị lung lay làm ảnh hưởng đến rễ non của cây. Sau đó, dùng dây buộc để cố định cây.
  • Bước 5: Tưới lượng nước vừa đủ sau khi trồng, không nên tưới quá làm úng cây dẫn tới cây bị chết.
  • Bước 6: Sử dụng lưới che nắng cho cây con mới trồng (không che quá 50% ánh sáng mặt trời) đồng thời tủ gốc giữ ẩm cho cây. 

Chăm sóc cây sầu riêng

Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng cũng đòi hỏi người chủ vườn nắm bắt chắc kiến thức và thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng cách để đảm bảo cây phát triển tốt và đạt năng suất cao. Dưới đây là các kỹ thuật quan trọng mà bạn cần lưu ý: 

Tủ gốc để giữ ẩm và phân bón

Việc tủ gốc bằng bạt trải diệt cỏ màu bạc là công đoạn cần thiết trong quá trình chăm sóc cây sầu riêng. Theo đó, trước khi phủ bạt trải cho cây thì nên dọn cỏ sạch sẽ quanh gốc nhằm hạn chế triệt để mầm mống sinh sôi của cỏ dại tại vị trí phủ bạt.

Tú gốc cây sầu riêng con

Quá trình tủ gốc bằng bạt diệt cỏ sẽ đem lại khá nhiều lợi ích nổi bật, cụ thể: 

  • Ngăn cỏ dại mọc, tiết kiệm nhân công dọn cỏ thường xuyên, đặc biệt là vào mùa mưa.
  • Hạn chế lượng phân bón bị rửa trôi khi được tưới nước hoặc do mưa lớn. 
  • Ngăn ngừa côn trùng gây hại cho cây trồng cũng như là quả sầu riêng.
  • Trải bạt dưới gốc cây giúp thu gom lá rụng dễ dàng và nhanh chóng. 

Tưới và tiêu nước cho cây sầu riêng con

  • Giai đoạn cây con: Bà con tưới nước đều cho cây để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây mạnh khoẻ nhanh. Nếu trồng vào mùa mưa thì hạn chế tưới tiêu để tránh gây ngập úng, thối rễ. Độ ẩm yêu cầu của cây con giai đoạn đầu khuyến khích từ 65- 80% độ ẩm.
Đọc ngay:  Sầu riêng Musang King là gì? Có ngon không?

Lưu ý tưới cây sầu riêng đúng cáchLưu ý tưới cây sầu riêng đúng cách

  • Giai đoạn cây bắt đầu ra hoa: Bà con phải dừng tưới nước để kéo dài thời gian từ khi xử lý mầm hoa đến khi mắt cua ra hoàn chỉnh. Sau đó, mới tưới nước trở lại khi mắt cua ra hoàn chỉnh (mắt cua dài 2-3 cm).
  • Giai đoạn cây cho quả: Đến thời điểm đậu quả, người làm vườn cần tưới với lượng nước tăng dần từ từ đến mức bình thường trở lại. Từ đó, giúp quả phát triển tốt, chất lượng cao. Nếu không được cung cấp đủ độ ẩm cây sẽ bị rụng trái làm giảm năng suất của cây.

Lưu ý, khi đến giai đoạn trước thu hoạch 20 ngày cần ngưng tưới để hạn chế cây ra chồi non, từ đó làm giảm tỷ lệ sầu riêng bị sượng.

Cắt tỉa cành cho cây sầu riêng

Thực hiện cắt tỉa định kỳ để loại bỏ những cành khô, cành bị sâu bệnh và cành mọc không đúng hướng. Cắt tỉa giúp cây thoáng đãng, giảm nguy cơ sâu bệnh và tăng cường ánh sáng cho các cành bên trong.

Thời điểm cắt tỉa tốt nhất là sau khi thu hoạch hoặc vào mùa khô. Tránh cắt tỉa trong mùa mưa để giảm nguy cơ nhiễm nấm và sâu bệnh.

Cách tỉa hoa

  • Tỉa hoa: Khi cây ra hoa, chỉ để lại những chùm hoa khỏe mạnh. Tỉa bỏ những chùm hoa yếu, hoa nhỏ hoặc bị sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng cho những chùm hoa chính.
  • Thời điểm tỉa hoa: Thực hiện khi hoa bắt đầu nở và trong suốt quá trình ra hoa.

Cách tỉa quả

Tỉa bỏ những quả nhỏ, quả bị lỗi và giữ lại những quả có hình dáng đẹp. Quả sầu riêng đậu trên những cành to thì chất lượng cao hơn trên cành nhỏ hoặc trên cành ít lá. Không nên để lại quá nhiều quả trên 1 cành, nhất là trên các cành nhỏ. Bà con nên thực hiện tỉa quả khi quả đạt kích thước khoảng 5-7 cm.

Tỉa quả sầu riêngTỉa quả sầu riêng

Bón phân và chăm sóc cây

  • Giai đoạn cây con (0-1 năm): Bón phân NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15 mỗi 1-2 tháng một lần, kết hợp với phân hữu cơ.
  • Giai đoạn cây trưởng thành (2-4 năm): Bón phân NPK 16-16-8, 20-20-15 hoặc 12-12-17-2 định kỳ 2-3 tháng một lần. Kết hợp với phân vi lượng để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu.
  • Giai đoạn cây ra hoa và kết trái: Bón phân NPK 12-12-17-2 hoặc 15-15-15 kết hợp với phân vi lượng, canxi, magiê và kali để hỗ trợ quá trình ra hoa và nuôi quả.

Nhà vườn nên thường xuyên kiểm tra tình trạng cây để phát hiện sớm các dấu hiệu sâu bệnh và thực hiện biện pháp phòng trừ kịp thời. Đảm bảo cây được chăm sóc đúng cách để phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao. 

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về cách trồng cũng như chăm sóc giống cây sầu riêng sao cho đạt năng suất cao nhất. Hy vọng quý bạn đọc đã có thêm nhiều kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nữa về cây trồng.