03 cách bày biện mâm ngũ quả đẹp cho năm mới thu hút tài lộc, ngập tràn điều may

Bày biện mâm ngũ quả ngày Tết được xem là nét đẹp truyền thống không thể thiếu của người Việt mỗi dịp xuân về. Thông thường, mỗi miền Bắc – Trung – Nam sẽ có cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết cách bày mâm ngũ quả đẹp cho cả 3 miền nhé.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả Tết cổ truyền

Mâm ngũ quả ngày Tết từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu đối với người Việt. Việc đặt mâm ngũ quả lên bàn thờ tổ tiên thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, bày tỏ lòng thành kính đến bậc tổ tiên. Ngoài ra, mâm ngũ quả còn tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên bậc bề trên của gia đình.

Dù mỗi miền có cách lựa chọn hoa quả và bày trí mâm ngũ quả khác nhau, nhưng nói chung mâm ngũ quả ngày Tết vẫn mang một ý nghĩa chung đó là dâng lên tổ tiên những loại trái cây ngon nhất để thể hiện lòng hiếu thảo, đồng thời mong muốn có một năm mới vạn sự bình an. Ngoài ra, mâm ngũ quả trong ngày Tết cổ truyền còn tượng trưng cho mong muốn âm dương hòa hợp, vạn vật dung hòa, sinh sôi nảy nở.

Mâm ngũ quả thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với gia tiên

Mâm ngũ quả thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với gia tiên

Ý nghĩa các loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền

Mâm ngũ của ngày Tết có nguồn gốc từ đạo Phật, được nhắc đến trong kinh Ullambana Sutra với hình ảnh “trái cây năm màu”. Theo đó, mâm ngũ quả sẽ bao gồm 05 loại trái cây với nhiều màu sắc sặc sỡ khác nhau. Theo quan niệm của Phật giáo, 05 màu trong mâm ngũ quả tượng trưng cho “ngũ thiện căn”, tức là tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (khả năng ghi nhớ), định căn (tâm không loạn) và huệ căn (sự sáng suốt).

Đọc ngay:  Tầm quan trọng của việc sử dụng trái cây trong chế độ dinh dưỡng của trẻ em

Ngoài ra, theo quan niệm của người Việt, “ngũ” thể hiện ước mong đạt được ngũ phúc lâm môn, bao gồm: Phú (sự giàu có), thọ (sống lâu), khang (sự mạnh khỏe) và ninh (sự bình an). Theo đó, các loại quả được bày trên mâm ngũ trong ngày Tết cổ truyền cũng mang những ý nghĩa nhất định, chẳng hạn như:

  • Dưa hấu, bưởi: Ngoại hình căng tròn, vị thanh, mát lành hứa hẹn mang đến cho gia chủ năm mới may mắn, ngọt ngào.
  • Quýt, hồng: Màu sắc rực rỡ, tượng trưng cho sự phát đạt, thành công.
  • Lê: Vị ngọt tươi mát, ngụ ý việc gì cũng suôn sẻ, thành công.
  • Lựu: Chứa nhiều hạt nhỏ, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở.
  • Táo: Vẻ ngoài sặc sỡ, mang ý nghĩa phú quý, giàu sang.
  • Quả trứng gà: Lộc trời ban.
  • Dừa: Phát âm tương tự chữ “vừa”, tượng trưng cho sự đủ đầy, sung túc.
  • Sung: Gắn liền với biểu tượng sung mãn về sức khỏe, tràn đầy tiền bạc.
  • Đu đủ: Mang đến sự thịnh vượng, đầy đủ.
  • Xoài: Phát âm tương tự là “xài”, ngụ ý cầu mong năm sau tiêu xài không thiếu thốn.

Mỗi loại quả trong mâm ngũ quả đều mang một ý nghĩa đặc biệt

Mỗi loại quả trong mâm ngũ quả đều mang một ý nghĩa đặc biệt

03 cách bày biện mâm ngũ quả của 3 miền Bắc, Trung, Nam

Ba miền Bắc, Trung, Nam với những nét văn hóa đặc sắc và quan niệm khác nhau lại có một cách lựa chọn hoa quả và bày trí mâm ngũ quả khác nhau. Dưới đây là sự khác biệt trong cách bày biện mâm ngũ quả của 3 miền đất nước mà bạn có thể tham khảo.

Mâm ngũ quả của miền Bắc

Người miền Bắc thường lựa chọn những loại hoa quả như chuối, bưởi, phật thủ, đào, cam, quất, táo, lựu, hồng,… để bày biện mâm ngũ quả. Trong đó, mỗi loại quả đều mang những ý nghĩa riêng, chẳng hạn: Nải chuối hay quả phật thủ tượng trưng cho sự che chở của trời, Phật; cam hoặc bưởi ngụ ý cầu phúc, lộc cho năm tới; táo và quất thể hiện sự phú quý, sung túc, mang ý nghĩa cầu mong sự thành đạt, thăng tiến trong năm mới,…

Đọc ngay:  Những loại trái cây kiêng kỵ bày trên bàn thờ vào ngày Tết

Thông thường, loại chuối được người miền Bắc lựa chọn bày biện trên bàn thờ gia tiên thường là chuối tiêu già quả nhưng vẫn còn xanh. Sở dĩ lựa chọn như vậy là để trong những ngày Tết chuối có thể chín dần, không bị hỏng. Nải chuối cần có hình dáng cong nhất định để ôm trọn những loại hoa quả khác.

Theo truyền thống, người miền Bắc thường bày trí mâm ngũ quả với nải chuối đặt ở vị trí dưới cùng, tiếp đến là bưởi hoặc phật thủ – những loại quả có màu vàng nổi bật đặt lên giữa nải chuối. Các loại quả khác có kích thước nhỏ hơn được bày biện khéo léo sao cho vừa hài hòa giữa các màu sắc, vừa có bố cục hợp lý. Theo đó, đây là cách bày biện dựa trên kinh nghiệm về phong thủy, bởi lẽ phong thủy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người phương Đông nói chung và người miền Bắc nước ta nói riêng.

Mâm ngũ quả miền Bắc được bày biện cầu kỳ, đặc sắc

Mâm ngũ quả miền Bắc được bày biện cầu kỳ, đặc sắc

Mâm ngũ quả của miền Trung

Miền Trung là dải đất cằn cỗi, có khí hậu khắc nghiệt nhất cả nước nên không có đa dạng các loại hoa quả. Do đó, mâm ngũ quả vào ngày Tết cổ truyền của người miền Trung thường khá đơn giản, không câu nệ hình thức, chủ yếu là thành ý dâng cúng tổ tiên.

Các loại quả thường thấy trong mâm ngũ quả của người miền Trung chính là chuối, mãng cầu, sung, cam, quýt, thanh long, dưa hấu,… Mâm ngũ quả thường được xếp theo dạng hình tháp hoặc hình long phụng với cặp dưa đặt hai bên, quả nặng và to nhất đặt ở dưới cùng làm bệ đỡ cho những quả nhỏ hơn. Tiếp đến là bày trí xen kẽ các loại trái cây nhỏ xung quanh, lấp vào những khoảng trống. Đặc biệt, nhiều gia đình miền Trung còn sử dụng hoa cúc vàng để trang trí mâm ngũ quả thêm phần đặc sắc.

Đọc ngay:  Những loại trái cây nào giúp mẹ bầu phục hồi cơ thể và sức khỏe sau sinh?

Mâm ngũ quả miền Trung khá đơn giản, quan trọng là tâm ý của con cháu

Mâm ngũ quả miền Trung khá đơn giản, quan trọng là tâm ý của con cháu

Mâm ngũ quả của miền Nam

Không giống như miền Bắc và miền Trung, miền Nam không sử dụng cam, quýt hay chuối để trưng mâm ngũ quả. Theo đó, mâm ngũ quả của miền Nam chịu ảnh hưởng bởi các đọc và quan niệm về tên gọi. Chẳng hạn, người miền Nam cho rằng quả chuối có cách phát âm khá giống “chúi”, ngụ ý việc làm ăn không suôn sẻ, quanh năm không ngẩng đầu lên được. Tương tự, cam và quýt khiến người dân miền Nam liên tưởng đến câu “quýt làm cam chịu”, không may mắn.

Chính bởi lý do trên mà các loại quả được bày biện trên mâm ngũ quả của người miền Nam thường sẽ có tên gọi đem đến điềm lành như: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung,… Những trái cây này nếu đọc lái lại sẽ giống câu “Cầu vừa đủ xài sung”, ngụ ý thể hiện ước mong về sự đủ đầy, sung túc cho năm mới.

Cách bày biện mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền của người miền Nam cũng khá đơn giản. Những loại trái cây lớn như đu đủ, mãng cầu hay dừa thường được đặt lên trước để làm thế đỡ. Sau đó, những loại trái cây với kích thước nhỏ hơn sẽ được sắp xếp hợp lý sao cho tạo nên hình tháp. Bên cạnh đó, người miền Nam cũng chuẩn bị thêm cặp dưa hấu để đặt hai bên mâm để cầu mong sự may mắn, có cặp có đôi, phúc lộc dồi dào cho gia đình mình.

Mâm ngũ quả miền Nam với quan niệm “cầu vừa đủ xài sung”

Mâm ngũ quả miền Nam với quan niệm “cầu vừa đủ xài sung”

Ba miền Bắc – Trung – Nam với những đặc trưng về văn hóa riêng sẽ có các bày biện mâm ngũ quả riêng. Tuy nhiên, dù bày biện như thế nào thì điều quan trọng nhất là vẫn thể hiện được lòng hiếu thảo, sự thành tâm của con cháu đối với tổ tiên, thể hiện đức tính uống nước nhớ nguồn cao đẹp. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách bày biện mâm ngũ quả đẹp mắt để ngày Tết cổ truyền thêm phần ý nghĩa, an vui.