Nhiệt miệng tạo cảm giác khó chịu, đôi khi gây cản trở đến việc sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Vậy người bị nhiệt miệng nên ăn loại trái cây nào để nhanh khỏi? Hãy theo chân chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Tình trạng nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét hay còn gọi là vết thương hở gây sưng tấy trong vùng khoang miệng. Vết loét này thường xuất hiện ở bên trong môi hoặc má, có màu trắng hoặc vàng. Đặc biệt, xung quanh nó là các mô mềm bị viêm và đỏ.
Nhiệt miệng gây cảm giác đau rát, khó chịu
Khi bị nhiệt miệng, thường mọi người sẽ có chung các triệu chứng như đau trong miệng, có cảm giác châm chích, một số trường hợp nặng hơn xuất hiện tình trạng sưng hạch bạch huyết, thậm chí là sốt nhẹ.
Nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng nhiệt miệng phải kể đến như:
- Vô tình cắn vào má tạo thành vết thương hở, sau nó phát triển thành viêm loét miệng.
- Vệ sinh răng miệng quá mạnh tạo nên các vết thương hở.
- Sử dụng quá nhiều đồ cay nóng gây tổn thương khoang miệng.
- Thiếu các loại vitamin nhóm B6, B2, C hoặc thiếu kẽm, acid folic.
- Người bị rối loạn nội tiết tố, kinh nguyệt không đều hoặc khi mang thai bị căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
Top loại trái cây nên ăn giúp nhanh khỏi nhiệt miệng
Việc bổ sung một số loại trái cây không những cải thiện tình trạng nhiệt miệng kéo dài mà còn tăng cường chất dinh dưỡng, thúc đẩy sức đề kháng của cơ thể.
Dưới đây là tổng hợp các loại trái cây giúp mọi người nhanh khỏi nhiệt miệng, cụ thể:
Lê
Lê là loại quả có hàm lượng nước vô cùng lớn (khoảng 85% là nước). Do đó, ăn lê khi bị nhiệt miệng giúp bổ sung nước và độ ẩm, từ đó làm mềm niêm mạc, giảm cảm giác đau rát trong khoang miệng.
Lê hỗ trợ giảm nhiệt miệng hiệu quả
Ngoài ra, trong lê cũng chứa rất nhiều loại vitamin khác nhau như A, B, C và các khoáng chất kali, magie, photpho. Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cơ, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại.
Táo
Táo là loại trái cây giàu dinh dưỡng, thích hợp để bổ sung hàng ngày và khi bạn gặp phải tình trạng nhiệt miệng. Bổ sung táo đúng cách giúp cơ thể hấp thụ được nhiều vitamin, chất xơ hòa tan, nhờ vậy mà các nốt nhiệt miệng cũng dần lành và biến mất.
Táo giàu vitamin và các loại khoáng chất
Bên cạnh đó, táo hỗ trợ rất tốt cho những ai đang bị rối loạn đường ruột hoặc viêm ruột thừa.
Đu đủ
Nếu bạn đang tìm kiếm loại quả dễ ăn, vừa mềm vừa ngọt thì đu đủ chính là lựa chọn tốt nhất. Cụ thể, đu đủ thuộc nhóm quả có tính hàn, giúp thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ làm giảm tình trạng nóng trong.
Đu đủ có vị ngọt, mềm, dễ ăn khi bị nhiệt miệng
Mặt khác, các loại vitamin A, C, E, B6, kali, magie có trong đu đủ thúc đẩy tăng cường hệ miễn dịch, cân bằng điện giải và làm dịu cơn đau rát ở vùng khoang miệng.
Đào
Tương tự như lê và táo, đào là loại quả được gợi ý bổ sung khi gặp phải tình trạng nhiệt miệng. Hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất có trong đào không những làm giảm sưng tấy trong khoang miệng mà còn hỗ trợ tăng sức đề kháng tự nhiên, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại.
Đào hỗ trợ giảm viêm, đồng thời ngăn chặn vi khuẩn có hại
Đào cũng có khá nhiều cách chế biến khác nhau, ngoài việc ăn trực tiếp, bạn có thể thay đổi làm trà đào để thưởng thức quanh năm.
Bơ
Bơ là loại trái cây được các bác sĩ khuyến khích sử dụng khi bị nhiệt miệng kéo dài. Bởi trong bơ có chứa nhiều chất béo có lợi cho cơ thể, giúp bôi trơn niêm mạc, giảm cảm giác đau, buốt trong khoang miệng.
Bơ có vị mềm, dễ ăn, phù hợp sử dụng trong những ngày nhiệt miệng
Ngoài ra, chất glutathione có trong bơ có tác dụng giảm đáng kể tỷ lệ mắc ung thư miệng và vòm họng. Không chỉ vậy, ăn bơ mỗi ngày giúp giảm cholesterol và làm giảm lượng mỡ trong máu, bảo vệ tim mạch.
Dâu tây
Dâu tây là loại quả mọng rất giàu vitamin và các loại khoáng chất có lợi cho cơ thể. Dâu có vị chua ngọt vừa phải, dễ ăn, không gây ảnh hưởng tới vùng nhiệt miệng đang bị viêm loét. Ngoài ra, bổ sung dâu tây đều đặn và đúng cách cũng hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hoá, có thể giảm tình trạng ợ chua, cải thiện viêm loét dạ dày.
Khuyến khích bổ sung dâu tây khi mắc phải nhiệt miệng
Dứa
Nhiều người cho rằng ăn dứa là nóng, tuy nhiên đó là quan điểm hết sức sai lầm. Trong dứa có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, hỗ trợ thanh nhiệt, giải khát hiệu quả. Ngoài ra, enzyme trong dứa đặc tính chống viêm, giúp giảm sưng tấy và thúc đẩy quá trình lành vết loét.
Dứa có tính mát, hỗ trợ nhanh lành vết thương hở
Vitamin A và C từ dứa còn giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, cải thiện sức đề kháng và quan trọng là chất oxy hóa có thể phòng ngừa ung thư ở người.
Bên cạnh việc ăn dứa trực tiếp, bạn có thể thay đổi thành nước ép hoặc mix cùng các loại trái cây, rau củ khác để tăng vị thơm ngon, bổ dưỡng.
Cam, quýt
Vitamin A, C có trong cam, quýt thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, giúp niêm mạc miệng nhanh lành các vết loét do nhiệt miệng.
Mặc dù cam quýt mang lại nhiều lợi ích cho người bị nhiệt miệng, nhưng cần lưu ý rằng cam quýt có tính axit cao, có thể khiến các vết loét do nhiệt miệng thêm rát buốt và lâu lành hơn. Do đó, nên ăn cam quýt với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều và nên chọn cam quýt chín mềm, vỏ vàng đều.
Ăn cam, quýt giúp phục hồi niêm mạc hiệu quả
Xoài
Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy, quả xoài có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, tốt cho người bị nhiệt miệng. Không những vậy, chất xơ hoà tan trong quả xoài còn tạo điều kiện cho các mô tổn thương nhanh chóng phục hồi.
Chọn mua xoài chín để ăn khi nhiệt miệng
Kiwi
Kiwi là một trong những loại trái cây giàu vitamin C, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình lành vết thương hở ở vùng khoang miệng. Mặt khác, kiwi có chất chống oxy hóa như vitamin E, flavonoid và polyphenol, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, kháng viêm và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Một số lưu ý trong ăn uống khi bị nhiệt miệng
Bên cạnh việc cân bằng dinh dưỡng từ các loại trái cây để vết loét nhanh lành, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Cụ thể:
- Trong khi bị nhiệt miệng, bạn nên sử dụng các loại đồ ăn ở dạng mềm và lỏng. Việc này giúp vết thương hở không bị tác động mạnh, đồng thời giúp bạn ăn uống thoải mái hơn so với các loại đồ ăn cứng.
- Nên làm lạnh trái cây trước khi ăn, điều này giúp vết loét đỡ đau.
- Sử dụng ống hút khi ăn các loại thực phẩm lỏng, nhằm hạn chế tối đa sự tiếp xúc với vết thương hở.
- Không sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, caffeine,…
- Tránh xa các loại đồ ăn, đồ uống có tính cay, nóng.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý để tình trạng nhiệt miệng nhanh cải thiện
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về vấn đề bị nhiệt miệng nên ăn loại trái cây nào. Hy vọng quý bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đừng quên giữ thói quen tập luyện thể dục hàng ngày, ăn uống khoa học để tránh bị nhiệt miệng bạn nhé.