Hiện nay, nha đam được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhờ chứa lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào. Vậy ăn nha đam sống có tốt không? Hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây để sử dụng nha đam sống an toàn, tốt cho sức khỏe.
Ăn nha đam sống có tác dụng gì?
Nha đam là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, các chất chống oxy hóa, các loại vitamin và khoáng chất dồi dào. Ngoài việc dùng nha đam để chế biến thành nhiều loại thức uống, món ăn thơm ngon, nhiều người thắc mắc rằng ăn nha đam sống có tốt không. Dưới đây là một số lợi ích khi ăn nha đam sống mà bạn có thể tham khảo.
Làm đẹp da
Nha đam là một loại thực vật được ứng dụng nhiều trong việc làm đẹp da, giúp da mịn màng, căng tràn sức sống. Theo đó, nha đam cung cấp nước, bổ sung độ ẩm và dưỡng ẩm cho da cực kỳ hiệu quả. Cùng với đó, gel nha đam cũng có tính kháng khuẩn, chống viêm, có thể thúc đẩy quá trình làm lành vết thương do mụn. Ăn nha đam sống đúng cách còn có tác dụng kích thích sự tổng hợp collagen và các elastin, tăng cường tái tạo tế bào mới, chống lão hóa và ngăn ngừa sự xuất hiện của các nếp nhăn.
Ăn nha đam thường xuyên có thể giúp cải thiện tình trạng khô ráp của da
Tốt cho hệ tiêu hóa
Ăn nha đam có tốt không vẫn luôn là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Cụ thể, nha đam là loại thực phẩm giúp làm giảm những triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Cùng với đó, loại cây này cũng giúp cải thiện tình trạng rối loạn ruột kích thích hay viêm ruột kết một cách hiệu quả.
Ngoài ra, nha đam cũng là nguồn cung cấp dồi dào một loại chất có tác dụng nhuận tràng gọi là anthraquinone. Do đó, nó cũng được sử dụng với mục đích hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột hoạt động hiệu quả, giảm tình trạng táo bón, kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Nha đam được chứng minh là nguồn cung cấp dồi dào các dưỡng chất cho cơ thể, vậy người bị tiểu đường ăn nha đam sống có tốt không? Theo đó, từ xưa đến nay, mọi người vẫn thường lưu truyền nhau về bài thuốc chữa tiểu đường từ loại cây này.
Sở dĩ nha đam có thể ngăn ngừa và điều trị tiểu đường là do chúng có chứa hợp chất phytosterol – một hoạt chất có khả năng ức chế tình trạng tăng đường huyết. Khi bệnh nhân tiểu đường bổ sung gel nha đam mỗi ngày thì chỉ số lipid sẽ giảm xuống, chỉ số đường huyết cũng giảm đi đáng kể, từ đó sức khỏe được cải thiện nhanh chóng.
Các hoạt chất trong nha đam hỗ trợ ổn định lượng đường trong cơ thể
Giúp điều hòa kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phái nữ. Do đó, nếu bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều có thể chị em bị thiếu máu, khó thụ thai, tăng nguy cơ mắc các căn bệnh ác tính. Để khắc phục tình trạng này, chị em có thể sử dụng nha đam dưới dạng nước ép, chè, salad, gỏi,… Bởi đây là loại thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả nhờ tác dụng trong việc điều hòa hóc môn của cơ thể.
Hỗ trợ giảm cân
Nha đam là loại thực phẩm chứa khá ít calories. Chính vì thế, những người đang ăn kiêng hoặc đang trong thời gian giảm cân có thể lựa chọn bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hằng ngày của mình. Không những vậy, nha đam còn có thể giúp cơ thể tăng cường tốc độ trao đổi chất, tăng lượng calories đốt cháy được trong ngày, từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân diễn ra hiệu quả hơn.
Các tác dụng khác
Ngoài ra, việc ăn nha đam thường xuyên còn mang đến cho cơ thể nhiều lợi ích khác như:
- Ngăn ngừa tình trạng khô môi, nứt nẻ. Bổ sung độ ẩm để đôi môi trở nên căng mọng, ẩm mịn.
- Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu ở trạng thái ổn định.
- Thanh nhiệt, đào thải các độc tố trong cơ thể.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bổ sung năng lượng, chống mệt mỏi,…
Ăn nha đam sống có thực sự an toàn?
Nha đam là một loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất, nếu bổ sung đúng cách thì có thể mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn có cách ăn nha đam không đúng, quá liều lượng thì chúng cũng có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Dưới đây là một số tác hại của việc ăn nha đam sống quá nhiều mà bạn cần biết.
Hạ đường huyết
Sử dụng nha đam đúng cách có thể hỗ trợ làm lượng đường trong cơ thể ổn định. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên cẩn trọng khi sử dụng loại thực phẩm này.
Gây ra các biến chứng khi mang thai và cho con bú
Nếu bạn đang trong thời kỳ mang thai hay đang cho con bú thì hãy nên cẩn trọng khi sử dụng nha đam. Lý do là bởi cả gel nha đam và nhựa nha đam đều không an toàn cho phụ nữ ở trong giai đoạn này. Nha đam có thể kích thích các cơn co thắt tử cung, từ đó gây ra các biến chứng như sẩy thai hoặc tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho bé. Trong trường hợp đang cho con bú, việc sử dụng nha đam quá nhiều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và đến em bé.
Mẹ bầu nên cẩn trọng khi sử dụng nha đam
Độc với gan
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các tổn thương gan sẽ dễ xảy ra hơn và diễn biến trầm trọng hơn khi bổ sung nha đam với số lượng lớn. Giải thích cho điều này, sự hiện diện của nhiều hợp chất mang hoạt tính sinh học như C-glycosides, lectins, polymannans, anthraquinone, anthone và acetylated mannan trong nha đam có thể ảnh hưởng đến quá trình giải độc của gan và dẫn đến tổn thương gan.
Suy thận
Nha đam có thể lương tác với các loại thuốc như thuốc trị tiểu đường, thuốc lợi tiểu, Sevoflurane,… và có thể khiến bệnh nhân bị suy thận nếu kết hợp trong thời gian dài. Chính vì thế, nếu bạn đang có vấn đề về thận, hãy hạn chế sử dụng nha đam.
Mất cân bằng điện giải
Tiêu thụ một lượng lớn nha đam có thể gây ra tiêu chảy, đau bụng, khó chịu, yếu vận động,… từ đó dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải trong cơ thể.
Khó chịu dạ dày
Một trong những tác dụng không mong muốn của việc ăn nha đam sống quá nhiều đó chính là cảm giác khó chịu ở dạ dày. Nhựa nha đam có thể gây đầy bụng, đau bụng, co thắt quá mức. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về dạ dày, hãy tránh sử dụng nha đam.
Ăn nha đam quá nhiều có thể gây khó chịu cho dạ dày
Tương tác thuốc
Người đang sử dụng các loại thuốc thì ăn nha đam sống có tốt không? Theo đó, việc bổ sung nha đam khi đang sử dụng các loại thuốc cũng có thể gây ra tương tác thuốc. Dưới đây là một số tương tác thuốc điển hình.
Thuốc nhuận tràng
Nhựa cây nha đam và chiết xuất toàn bộ lá có khả năng nhuận tràng. Do đó, việc sử dụng đồng thời nha đam và các loại thuốc nhuận tràng khác có thể dẫn đến tiêu chảy. Nếu xảy ra thường xuyên có thể gây mất nước và các bất thường về điện giải.
Thuốc lợi tiểu
Tác dụng nhuận tràng của cây nha đam có thể gây tiêu chảy, mất nước và thiếu hụt kali. Việc kết hợp sử dụng dụng thuốc lợi tiểu và nha đam cùng nhau có thể làm tăng nguy cơ mất nước và khiến nồng độ kali trong máu thấp.
Thuốc điều trị nhịp tim
Sử dụng nha đam kết hợp với thuốc điều trị nhịp tim có thể làm giảm kali trong cơ thể. Ngoài ra, chúng cũng góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm độc digoxin. Do đó, nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nhịp tim nào, hãy thật sự cẩn trọng khi dùng nha đam.
Thuốc chống đông máu
Một nghiên cứu khoa học từ Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng nha đam có thể hỗ trợ chống chống đông máu. Tuy nhiên, nếu sử dụng nha đam cùng với thuốc chống đông máu như enoxaparin, aspirin, coumadin,… có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
3 lưu ý quan trọng khi ăn nha đam sống
Ăn nha đam có tốt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo đó, ăn nha đam sống đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng sai cách có thể mang đến những hậu quả khôn lường. Dưới đây là 03 lưu ý quan trọng mà bạn cần nắm khi có ý định ăn nha đam sống.
Mủ nha đam có thể gây tử vong
Mủ của cây nha đam có thể gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể, thậm chí là dẫn đến tử vong. Nó có thể khiến một vài căn bệnh trở nên trầm trọng hơn như viêm ruột thừa, viêm đại tràng, đau dạ dày, tắc ruột,… Đồng thời, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chúng ta có thể bị viêm gan nếu sử dụng nha đam quá liều lượng. Ngoài ra, nếu sử dụng nha đam trong thời gian dài cũng có thể gây pseudomelanosis coli – một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư đại trực tràng.
Sử dụng nha đam quá liều có thể khiến cơ thể mắc các căn bệnh nguy hiểm
Nha đam không phù hợp với phụ nữ có thai
Nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, tuy nhiên khi để ra ngoài không khí thì cũng đã bị oxy hóa và mất một phần hoạt tính. Chất độc này tuy không gây chết người nhưng có thể làm người ăn bị tiêu chảy, phụ nữ đang mang thai dễ bị sảy thai, dị tật bẩm sinh,…
Tần suất và lượng nha đam sử dụng hàng ngày
Khi sơ chế nha đam, cần gọt bỏ phần vỏ xanh và gai ở hai bên lá rồi rửa thật kỹ với nước muối loãng để làm sạch phần nhựa màu vàng. Mỗi ngày không nên dùng quá 100g nha đam và không nhiều hơn 2 ngày/tuần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trên đây là một số thông tin trả lời cho câu hỏi ăn nha đam sống có tốt không mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này cung cấp đến bạn thông tin bổ ích, giúp bạn bổ sung nha đam an toàn, hiệu quả hơn.