Măng cụt có tốt cho người tiểu đường hay không? 

Măng cụt là loại trái cây thơm ngon và có vị ngọt tự nhiên. Chính vì vậy mà nhiều người đang băn khoăn liệu măng cụt có tốt cho người tiểu đường hay không? Chỉ số đường trong loại quả này là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số đường huyết của măng cụt là bao nhiêu?

Tiểu đường là một loại bệnh thể hiện tình trạng đường trong máu cao hơn bình thường và gây nhiều biến chứng cho cơ thể. Theo đó, ở người bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết lúc đói sẽ trên 126 mg/dl. Thói quen ăn ngọt là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không phải trái cây ngọt nào cũng là tác nhân chính dù đều chứa một lượng đường nhất định. Chỉ số đường huyết trong măng cụt có cao không?

Chỉ số đường huyết trong măng cụt có cao không?

Măng cụt có tốt cho người tiểu đường? Để trả lời câu hỏi này cần xem xét chỉ số đường huyết của măng cụt. Theo nghiên cứu y học, chỉ số đường huyết (Glucose) trong thực phẩm được chia làm 3 mức: Glucose thấp (nhỏ hơn hoặc bằng 55 mg/dl), Glucose trung bình (khoảng 56-69 mg/dl) và Glucose cao (từ 70 mg/dl trở lên). Măng cụt có vị ngọt nhưng Glucose chỉ ở mức 25 mg/dl. Do đó, măng cụt thuộc nhóm trái cây có Glucose thấp và không làm ảnh hưởng quá nhiều đến người bệnh tiểu đường.

Đọc ngay:  Bà bầu có ăn măng cụt được không? 

Người bị tiểu đường ăn măng cụt có được không?

Tiểu đường ăn măng cụt được không? Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên trang sức khỏe uy tín tại Mỹ – Healthline thì việc bổ sung 400mg chiết xuất măng cụt hàng ngày sẽ làm giảm tình trạng kháng insulin. Kèm theo đó, lượng chất xơ dồi dào cũng giúp người bệnh kiểm soát được chỉ số đường huyết và ngăn chặn bệnh tiểu đường tuýp 2. Như phân tích ở phần trước, chỉ số đường huyết đo được ở măng cụt là 25 mg/dl thuộc nhóm Glucose thấp nên người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn trái cây này. 

Tiểu đường có được ăn quả măng cụt không?

Tiểu đường có được ăn quả măng cụt không?

Măng cụt được tôn sùng là “nữ hoàng của trái cây”, đặc biệt là ở các khu vực Đông Nam Á. Giá trị dinh dưỡng trong 100g măng cụt được thống kê như sau:

  • Năng lượng: 73 kcal
  • Cacbohidrat: 17.91 g
  • Chất xơ: 1.8 g
  • Chất béo: 0.58 g
  • Chất đạm: 0.41 g
  • Vitamin B1: 0.054 mg
  • Vitamin B2: 0.054 mg
  • Vitamin B3: 0.286 mg
  • Vitamin B5: 0.032 mg
  • Vitamin B6: 0.018 mg
  • Vitamin B9: 31 μg
  • Vitamin C: 2.9 mg
  • Canxi: 12 mg
  • Sắt: 0.3 mg
  • Magie: 13 mg
  • Mangan: 0.102 mg
  • Photpho: 8 mg
  • Kali: 48 mg
  • Natri: 7 mg
  • Kẽm: 0.21 mg

Có thể thấy, măng cụt còn chứa rất nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, hoạt chất xanthone được tìm thấy trong loại quả này còn có khả năng kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý đến liều lượng để tránh các tác dụng ngược, khiến tình trạng bệnh trở nên xấu đi.

Đọc ngay:  Măng cụt vàng là quả gì? Giá trị dinh dưỡng của loại quả này 

Lưu ý khi ăn măng cụt dành riêng cho người bị tiểu đường

Măng cụt là trái cây được nhiều người yêu thích không chỉ ở vị ngọt, thơm mát mà còn ở thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Măng cụt có tốt cho người tiểu đường? Người bệnh tiểu đường có thể ăn măng cụt để kiểm soát một phần lượng đường trong máu nhưng cần dung nạp đúng cách. 

Ăn măng cụt đúng cách cho người bệnh tiểu đường

Ăn măng cụt đúng cách cho người bệnh tiểu đường

  • Một trong những điều đầu tiên cần lưu ý là liều lượng để tránh làm tăng chỉ số đường huyết. Theo đó, người bệnh chỉ nên ăn tối đa 2 quả / ngày là đủ. Hơn nữa, khi ăn, người bệnh nên ăn trực tiếp để hấp thụ chất xơ, không ép nước để tránh làm giảm dinh dưỡng tự nhiên. Ngoài ra, khi ăn măng cụt quá liều lượng cho phép, người bệnh tiểu đường có thể xuất hiện một số phản ứng dị ứng như mẩn đỏ, ngứa, sưng môi, tức ngực,…
  • Trong măng cụt có chứa một lượng axit lactic, hoạt chất này có thể làm tăng axit dạ dày, kích thích co bóp và gây đau bụng. Không chỉ vậy, ăn măng cụt liên tục trong vòng 1 năm có thể khiến cơ thể ngày càng yếu ớt, tiêu hóa kém do nhiễm axit lactic. Do đó, người bệnh không nên ăn trái cây này khi bụng đói và không tiêu thụ chúng trong thời gian dài.
  • Xanthone là hoạt chất có lợi đối với người bệnh tiểu đường nhưng nó cũng có tác dụng phụ là làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Nếu người bệnh gặp phải tình trạng này mà không được xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nghiên cứu cho thấy, người bệnh đang sử dụng thuốc làm loãng máu khi ăn măng cụt có thể gây ra tương tác không có lợi, nguy hiểm nhất là làm xuất huyết tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống trong khi đang điều trị bằng thuốc.
Đọc ngay:  Cách làm gỏi gà măng cụt đơn giản trong 5 phút 

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “măng cụt có tốt cho người tiểu đường không”. Mặc dù thuộc nhóm Glucose thấp nhưng người bệnh tiểu đường cần chú ý tới liều lượng, tần suất dung nạp kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng an toàn để tránh những hậu quả không mong muốn. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt!