Thực đơn ăn dặm bằng trái cây giúp trẻ bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của bé. Ngay từ khi ăn dặm, bố mẹ hãy nghiên cứu và thiết kế cho con một thực đơn ăn dặm bằng nhiều loại trái cây khác nhau để bổ sung đa dạng dinh dưỡng cho con. Nếu bạn chưa biết nên cho bé ăn loại hoa quả gì và ăn như thế nào, hãy cùng tham khảo thực đơn ăn dặm bằng trái cây cho bé dưới 1 tuổi qua bài viết dưới đây.

Trẻ từ mấy tháng tuổi có thể ăn được trái cây?

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hoá vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, mẹ chỉ nên cho bú sữa mẹ để cung cấp dinh dưỡng, tuyệt đối không nên cho bé ăn dặm trong thời gian này, kể cả uống nước ép hay sinh tố trái cây.

Từ 6 tháng tuổi trở lên, bố mẹ có thể tập cho con ăn hoa quả bởi lúc này hệ tiêu hoá của con đã có thể tiêu hoá được các loại thức ăn mềm, trái cây nghiền, nước ép trái cây,… Hơn thế nữa, từ 6 tháng tuổi trở đi, dinh dưỡng từ sữa mẹ đã không còn đủ đáp ứng nhu cầu của bé. Bên cạnh bổ sung trái cây, bố mẹ cũng nên cho bé ăn dặm thêm bằng bánh ăn dặm, bột ăn dặm,… để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con.  Bé trên 6 tháng tuổi có thể ăn một số loại trái cây để bổ sung dinh dưỡngBé trên 6 tháng tuổi có thể ăn một số loại trái cây để bổ sung dinh dưỡng

Thực đơn ăn dặm bằng trái cây cho bé dưới 1 tuổi

Theo từng giai đoạn, nhu cầu dinh dưỡng và khả năng hấp thụ của trẻ sẽ khác nhau. Dưới đây là thực đơn ăn dặm bằng trái cây cho bé dưới 1 tuổi mà bố mẹ có thể tham khảo.

Đọc ngay:  Mách bạn cách giáo dục cho trẻ về lợi ích của thực phẩm lành mạnh

Đối với bé khoảng 6 tháng sau sinh

Đối với bé khoảng 6 tháng, bố mẹ có thể dần dần cho con làm quen với hoa quả nghiền hoặc nước hoa quả. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bố mẹ có thể cho bé uống nước ép hoa quả nhiều vị nhưng nếu nghiền nhuyễn thì nên lựa chọn táo và lê. Đây là 2 loại trái cây lành tính, dễ tiêu hoá, không hề gây tổn thương cho dạ dày hay đường ruột của bé. 

Nếu dùng nước ép hoa quả, tốt nhất là bạn nên vắt, pha loãng và cho bé sử dụng ngay. Không nên để nước ép quá lâu hoặc sử dụng nước ép đóng chai vì sẽ gây hại đến sức khoẻ của bé.

Đối với bé khoảng 7 – 8 tháng

Đối với bé khoảng 7 – 8 tháng tuổi, bố mẹ có thể tập cho con ăn một số loại trái cây nghiền nhuyễn như lê, táo, kiwi, dưa hấu,… Tuy nhiên, không nên cho bé ăn quá nhiều trái cây trong 1 ngày, chỉ khoảng 50-75g là đủ.

Đồng thời, bố mẹ cũng cần chú ý đến tình trạng sức khỏe và thể chất của bé để bổ sung trái cây phù hợp. Nếu bé có dạ dày, tỳ vị yếu, hay đau bụng thì bố mẹ cần hạn chế cho con ăn những loại trái cây có tính hàn như dưa hấu, chuối,… Đối với những bé có thể chất dễ táo bón, có nhiều mảng bám bề mặt lưỡi thì nên ăn nhiều kiwi, lê,… Nếu bé có hệ tiêu hóa không tốt, bố mẹ nên cho con ăn hoa quả xay nấu chín.

Bố mẹ nên tùy thuộc vào trạng thái sức khỏe của con để bổ sung trái cây phù hợp

Bố mẹ nên tùy thuộc vào trạng thái sức khỏe của con để bổ sung trái cây phù hợp

Đối với bé trên 9 tháng

Đối với bé trên 9 tháng tuổi, bố mẹ có thể cho con ăn đa dạng các loại hoa quả như táo, bơ, lê, chuối, xoài,… Trẻ em ở độ tuổi này chỉ nên ăn 100g hoặc 240ml nước ép để bổ sung dưỡng chất. Bố mẹ cần cắt trái cây thành miếng nhỏ hoặc sử dụng túi nhai để bé không bị hóc, tránh trường hợp trái cây quá to làm bé bị tắc nghẽn khí quản. 

Đọc ngay:  Cho bé ăn trái cây thế nào là đúng cách?

Một số lưu ý bố mẹ cần nắm khi tập cho bé ăn trái cây

Bố mẹ có thể cho bé trên 6 tháng tuổi ăn thêm hoa quả để bổ sung dưỡng chất. Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý nhất định mà bố mẹ không nên bỏ qua để đảm bảo dinh dưỡng được hấp thụ tối đa và an toàn cho sức khỏe của bé.

Về thời gian

Thời gian tốt nhất để cho bé ăn hoa quả chính là vào buổi chiều, sau khi bé vừa ngủ dậy. Mỗi lần, bố mẹ có thể cho bé ăn từ 50 – 100g trái cây tùy thuộc vào khả năng hấp thụ và độ tuổi của con. 

Nên cho bé ăn trái cây vào buổi chiều, cách giữa các bữa chính khoảng 2 tiếng

Nên cho bé ăn trái cây vào buổi chiều, cách giữa các bữa chính khoảng 2 tiếng

Cho bé ăn hoa quả phù hợp với thể chất

Để dưỡng chất trong hoa quả được hấp thụ tối đa và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, bố mẹ cũng cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe thể chất của con ở thời điểm đó. Ví dụ, bé đang bị táo bón, nóng trong thì nên cho bé ăn những loại trái cây có tính mát như cam, táo, chanh,… 

Vào thời điểm giao mùa, bố mẹ nên hạn chế cho bé 6 tháng tuổi ăn hoa quả tươi bởi rất dễ làm bé phát sinh bệnh đường ruột. Tốt nhất, bố mẹ hãy nấu chín hoa quả trước khi cho bé ăn.

Một số loại hoa quả nhiệt đới như dứa, xoài rất dễ gây ra dị ứng cho bé, không thích hợp cho bé ăn dặm. Nếu vẫn muốn bổ sung dinh dưỡng cho con bằng những loại trái cây này, bố mẹ hãy nấu chín, lọc lấy nước rồi cho bé uống.

Nguyên tắc cho trẻ ăn hoa quả

Khi tập cho bé ăn trái cây, bố mẹ cần nắm vững nguyên tắc “ăn từ từ, vừa ăn vừa quan sát”. Điều đó nghĩa là bố mẹ hãy thử cho con ăn từng chút một rồi quan sát xem những giờ sau đó con có dấu hiệu không tốt như đau bụng, dị ứng,… nào không. Nếu ổn thì bố mẹ mới nên tiếp tục cho bé ăn loại trái cây đó.

Đọc ngay:  Tổng hợp những loại trái cây có lợi cho sức khỏe người mắc bệnh ung thư

Bố mẹ hãy quan sát biểu hiện trên cơ thể con sau khi thử một loại trái cây nào đó

Bố mẹ hãy quan sát biểu hiện trên cơ thể con sau khi thử một loại trái cây nào đó

Hoa quả không thể thay thế rau tươi trong bữa ăn của trẻ

So với hoa quả, rau xanh có phần khó ăn và không hấp dẫn bằng vì trong hoa quả có chứa hàm lượng đường nhất định, thu hút khẩu vị của các bé. Hơn nữa, trong hoa quả cũng có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Tuy nhiên, bố mẹ không nên sử dụng hoa quả để thay thế hoàn toàn cho rau xanh trong bữa ăn hằng ngày của bé.

Nếu bạn cho bé ăn quá nhiều hoa quả mà không ăn rau xanh thì rất dễ khiến bé bị thừa cân, béo phì, cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng khác vì hấp thu quá nhiều đường. Đồng thời, lượng chất xơ có trong hoa quả cũng không nhiều bằng rau xanh. Do đó tốt nhất bố mẹ nên cân bằng lượng rau xanh và hoa quả để bé cân bằng thể chất, phát triển toàn diện.

Cẩn trọng với dứa và xoài

Dứa và xoài là hai loại trái cây thơm ngon, hương vị hấp dẫn tuy nhiên lại dễ gây kích ứng cho cơ thể non nớt của trẻ. Một số trường hợp, bé sẽ bị sưng môi, ngứa, bong da sau khi ăn hai loại trái cây này.

Nếu bé bị dị ứng sau khi ăn dứa hoặc xoài, bố mẹ không nên quá hoảng sợ. Đầu tiên, hãy rửa sạch mặt và tay chân cho bé, sau đó thoa một lớp mỏng kem dưỡng da lên vùng da dị ứng. Khi triệu chứng đã thuyên giảm, bố mẹ có thể dùng nước muối loãng hoặc nước sạch để lau người cho bé. Nếu triệu chứng vẫn không giảm thì hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nên nấu chín dứa và xoài trước khi cho bé ăn để hạn chế dị ứng

Nên nấu chín dứa và xoài trước khi cho bé ăn để hạn chế dị ứng

Trên đây là thực đơn trái cây cho bé dưới 1 tuổi và một số lưu ý mà bố mẹ cần nắm khi cho con ăn dặm bằng trái cây.  Hy vọng từ những thông tin trong bài viết này, bố mẹ có thể nghiên cứu và thiết lập thực đơn ăn dặm bằng hoa quả cho bé sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.