TOP 10 loại trái cây giúp phục hồi niêm mạc dạ dày

Tổn thương niêm mạc dạ dày chính là tình trạng đau dạ dày. Biểu hiện rõ nhất là những cơn đau âm ỉ kéo dài hàng giờ khi bạn ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Bên cạnh việc sử dụng thuốc để làm lành niêm mạc dạ dày thì bạn có thể bổ sung các loại trái cây giàu dinh dưỡng vào thực đơn hàng ngày. 

Nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày

Trước khi tìm hiểu về các loại trái cây hỗ trợ phục hồi niêm mạc dạ dày, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương. 

Được biết, niêm mạc là lớp nằm ngoài cùng và chứa tất cả các tuyến của dạ dày. Chính vì vậy, nó có chức năng ngăn ngừa và bảo vệ dạ dày bởi các tác nhân xấu tấn công. Tuy nhiên, lớp niêm mạc này rất mỏng nên nếu không có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, niêm mạc rất dễ bị tổn thương, xảy ra hiện tượng viêm, kích ứng. 

Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm niêm mạc dạ dày bao gồm: 

  • Do sự dư thừa acid clohydric (HCl) hoặc pepsin của dịch vị.
  • Người bệnh nhiễm vi khuẩn HP (helicobacter pylori).
  • Lạm dụng các thuốc chống viêm, giảm đau.
  • Sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. 

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây nên viêm niêm mạc dạ dàyVi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây nên viêm niêm mạc dạ dày

Điểm danh các loại trái cây giúp niêm mạc dạ dày phục hồi nhanh chóng

Ngoài việc sử dụng thuốc làm lành niêm mạc dạ dày và tái khám định kỳ thì bổ sung các loại trái cây có hàm lượng chất dinh dưỡng cao sẽ giúp nhanh cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số loại trái cây những người mắc các bệnh về dạ dày nhất định phải thử: 

Đọc ngay:  5 loại trái cây âm thầm tàn phá men răng có thể bạn chưa biết

Quả táo 

Nằm trong top đầu loại quả giúp phục hồi niêm mạc đang bị tổn thương chính là táo. Trong táo chứa hàm lượng chất xơ, vitamin có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm hẳn triệu chứng khó tiêu. 

Táo hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóaTáo hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa

Mặt khác, táo rất giàu enzyme và pectin, các loại dưỡng chất này không chỉ hấp thụ các độc tố trong dạ dày và thúc đẩy quá trình bài tiết ra khỏi cơ thể, mà còn giúp niêm mạc dạ dày lành nhanh chóng. 

Đu đủ

Những người bị đau dạ dày bổ sung đu đủ chín mỗi ngày chắc chắn sẽ cảm nhận được lợi ích tuyệt vời. Cụ thể, đu đủ hỗ trợ kích thích hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng khó tiêu, đồng thời ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Mặt khác, đu đủ chứa nhiều enzyme papain và chymopapain giúp phá vỡ các protein trong dạ dày, từ đó xoa dịu các cơn đau khó chịu.

Long nhãn

Long nhãn là loại quả có tính ấm, chứa nhiều đường saccaroza, glucoza, vitamin và axit hữu cơ. Chình vì vậy, loại trái cây này có thể cung cấp một số chất dưỡng chất nhất định cho bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, cải thiện rõ rệt tình trạng suy dinh dưỡng, duy trì niêm mạc dạ dày. 

Đa dạng món ngon từ long nhãn hỗ trợ phục hồi niêm mạc dạ dàyĐa dạng món ngon từ long nhãn hỗ trợ phục hồi niêm mạc dạ dày

Mặt khác, long nhãn còn làm giảm bớt triệu chứng khó tiêu và một số vấn đề khác do lá lách và dạ dày yếu gây ra. Ngoài cách ăn long nhãn trực tiếp, bạn có thể thay đổi bằng cách nấu chè long nhãn hoặc yến chưng long nhãn. 

Lựu

Theo như nghiên cứu, lựu có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ cải thiện tốt hơn một số bệnh về đường tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Trong lựu chứa rất nhiều các loại axit hữu cơ, protein, carbohydrate, vitamin, chất béo và các thành phần khoáng chất khác nhau có lợi cho cơ thể. 

Đọc ngay:  Mách bạn cách giáo dục cho trẻ về lợi ích của thực phẩm lành mạnh

Đây đều là các thành phần cải thiện chức năng của dạ dày, đồng thời tránh được tác hại của một số loại thức ăn đối với niêm mạc dạ dày. Bạn có thể mua lựu ăn trực tiếp hàng ngày hoặc đổi sang nước ép lựu đều rất thơm ngon, bổ dưỡng. 

Quả đào 

Đào là một trong những loại trái cây giúp cơ thể hấp thụ một lượng chất xơ đáng kể để thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Khi ăn đào, cơ thể sẽ tăng khả năng hấp thụ nước, nhờ đó mà bệnh lý về dạ dày và ruột được cải thiện nhanh chóng. 

Quả đào giàu chất xơ và vitaminQuả đào giàu chất xơ và vitamin

Ngoài ăn trực tiếp thì đào có thể dùng để ngâm sau đó chế biến thành món trà đào thơm ngon, dùng được quanh năm. 

Chuối 

Từ trước tới nay, có rất nhiều quan điểm cho rằng ăn chuối sẽ khiến tình trạng đau dạ dày trở nên xấu hơn, các cơn đau có thể dữ dội hơn. Thực tế, các thành phần trong chuối chín rất tốt cho hệ tiêu hóa. 

Cụ thể, kali trong chuối hỗ trợ nhuận tràng, giảm các cơn đau dạ dày, đồng thời kích thích sản sinh chất nhầy và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mặt khác, pectin trong chuối có tác dụng làm giảm đau, kích thích tiêu hóa và cải thiện các vấn đề của dạ dày. Với hàng loại các ưu điểm trên, người bị mắc các bệnh liên quan đến dạ dày nên bổ sung chuối chín đều đặn và thường xuyên mỗi tuần. 

Bơ 

Không chỉ đơn thuần là loại trái cây có hương vị thơm ngon, béo ngậy mà bơ còn giúp phục hồi nhanh chóng lớp niêm mạc đang bị tổn thương. 

Bơ thơm ngon, dễ ăn, kích thích tiêu hóaBơ thơm ngon, dễ ăn, kích thích tiêu hóa

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kali và chất xơ có trong bơ rất tốt cho những bệnh nhân bị đau dạ dày. Sử dụng bơ đều đặn và đúng cách sẽ giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. 

Đọc ngay:  Hóc dị vật do ăn hoa quả ở trẻ và những điều cần tránh

Được biết, mùa bơ thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch hàng năm. Do đó, bạn cần lựa chọn địa chỉ mua uy tín để thưởng thức các trái bơ thơm ngon, sạch và đảm bảo an toàn sức khỏe. 

Ổi 

Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra rằng, ổi chính là “chìa khóa vàng” hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày. Ổi chứa hàm lượng vitamin C gấp 4 so với cam, do đó có thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn HP có trong dạ dày, đồng thời nó cũng ức chế prostaglandin – một trong những tác nhân chính gây viêm loét dạ dày. 

Dâu tây

Người bị viêm loét dạ dày được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng các loại trái cây có hàm lượng axit thấp, giảm tối đa thức ăn dầu mỡ và có vị cay. Trong khi đó, dây tây là loại quả có lượng axit thấp, tương tự như táo, mâm xôi. Chính vì vậy, ăn nhiều dâu tây chín sẽ giúp bạn giảm viêm loét dạ dày, ngăn ngừa giai đoạn đầu của chứng viêm loét. 

Dâu tây có hàm lượng axit thấp, tốt cho người mắc bệnh dạ dàyDâu tây có hàm lượng axit thấp, tốt cho người mắc bệnh dạ dày

Mặt khác, trong dâu tây còn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, hỗ trợ phòng chống nguy cơ mắc ung thư. 

Thanh long 

Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, thanh long có chứa oligosaccarit – một loại carbohydrate có tác dụng kích thích, nuôi dưỡng và sản sinh ra các loại vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Đặc biệt, thanh long còn rất giàu chất xơ hòa tan và các chất chống oxy hóa, từ đó góp phần giảm viêm, trung hòa axit trong dạ dày, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa ở dạ dày.

Tìm hiểu và cân nhắc bổ sung các loại trái cây giàu dinh dưỡng sẽ khiến niêm mạc dạ dày của người bệnh được phục hồi nhanh chóng. Từ đó, chấm dứt các cơn đau bụng âm ỉ, khó chịu gây cản trở cuộc sống hàng ngày. Đừng quên tái khám định kỳ và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để vùng niêm mạc dạ dày được lành nhanh chóng hơn.