Măng cụt là một loại trái cây được rất nhiều người yêu thích. Giá trị dinh dưỡng của măng cụt vô cùng đa dạng và phong phú. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu những lợi ích bất ngờ của măng cụt đối với sức khỏe con người nhé!
Giá trị dinh dưỡng của măng cụt
Măng cụt chứa những chất dinh dưỡng nào?
Măng cụt là loại trái cây nhiệt đới có mùi vị thơm, ngon ngọt và đôi khi có vị hơi chua nhẹ. Loại quả này có nguồn gốc từ Đông Nam Á nhưng được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới khác nhau trên thế giới. Măng cụt có màu tím sẫm và thịt bên trong trắng mềm, mọng nước.
Giá trị dinh dưỡng của măng cụt rất dồi dào chất xơ và chất chống oxy hóa, ít chất béo, natri và calo, giúp bạn duy trì một vóc dáng cân đối. Và bởi vì nó không chứa cholesterol nên loại quả này có tác dụng ngăn ngừa các bệnh mãn tính như bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2.
Top 4 lợi ích của măng cụt với sức khỏe
Măng cụt mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe người sử dụng
Măng cụt là một trong những loại trái cây nhiệt đới rất được lòng người dùng. Giá trị dinh dưỡng của măng cụt gây ấn tượng với người tiêu dùng bởi danh sách dồi dào các chất cần thiết cho sức khỏe tổng thể của con người. Dưới đây là 4 lợi ích của măng cụt mà bạn nên biết.
Chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư
Giá trị dinh dưỡng của măng cụt gồm vitamin C, vitamin B, các chất chống oxy hóa như: xanthones, flavonoid và catechin. Trong đó, vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ và loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể, bảo vệ các tế bào da khỏe mạnh. Đặc biệt là folate (vitamin B9) có trong măng cụt đem đến tác dụng truyền thông suốt các tín hiệu qua các dây thần kinh dẫn tới não, giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong tế bào não và giúp cải thiện trí nhớ. Do vậy, nó hỗ trợ cải thiện hiệu suất nhận thức trong các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer.
Hơn nữa, trong vỏ măng cụt chứa nhiều xanthones nên có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ. Nhờ vậy, chúng giúp tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn ngừa các tế bào ung thư di căn trong cơ thể. Chưa hết, măng cụt còn hỗ trợ chống lại các gốc tự do liên quan đến sự phát triển của bệnh tim và bệnh ung thư.
Ngoài ra, loại quả này còn ngăn ngừa sự hình thành các mô ác tính ở nhiều cơ quan nội tạng quan trọng như phổi, gan, thận, dạ dày, ruột và tuyến tụy, từ đó ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Giảm lượng đường trong máu, ổn định huyết áp
Măng cụt không chỉ đem đến hương vị thơm ngon mà còn dồi dào chất xơ và xanthones. Loại chất này giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn không đúng lúc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa và tăng khả năng chuyển hóa năng lượng.
Ngoài ra, xanthones trong măng cụt giúp loại bỏ các gốc tự do có hại và chất độc ra khỏi cơ thể, đồng thời cải thiện quá trình tổng hợp insulin. Quá trình tổng hợp insulin hỗ trợ xử lý lượng đường trong máu được hấp thụ vào các tế bào cơ. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu và các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Măng cụt đảm bảo lưu thông máu tốt đến tất cả các cơ quan của cơ thể. Cơ chế hoạt động đó là một số chất có trong quả măng cụt kích thích, làm giãn nở các mạch máu. Đặc tính này giúp làm giảm triệu chứng tăng huyết áp như nhức đầu dữ dội, căng thẳng và tim đập nhanh. Do đó, nó rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng về tim như đau ngực, tắc nghẽn cơ tim và xơ vữa động mạch.
Hỗ trợ giảm cân
Loại quả này khá ít calo và không có chất béo bão hòa hay cholesterol. Ngoài ra, nó rất giàu chất xơ và là thực phẩm hoàn hảo để đưa vào chế độ ăn kiêng giảm cân của bạn.
Giá trị dinh dưỡng của măng cụt còn được biết đến với khả năng loại bỏ mỡ thừa và tăng cường khả năng kích thích trao đổi chất. Dưới tác động của các kháng thể xanthones, thức ăn được chuyển hóa thành năng lượng và hoạt động hiệu quả hơn, giúp người dùng giảm cân thành công.
Lưu ý khi sử dụng măng cụt đúng cách
Cần lưu ý gì khi ăn măng cụt?
Tuy giá trị dinh dưỡng của măng cụt vô cùng dồi dào nhưng nếu ăn măng cụt ăn quá nhiều măng cụt trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý sử dụng măng cụt đúng cách cho bạn:
Tần suất sử dụng hợp lý
Măng cụt là loại trái cây phổ biến trong mùa hè và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, dù măng cụt có tác dụng như thế nào thì việc dùng quá liều cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Do đó, chỉ nên sử dụng 2-3 trái, sau bữa ăn và 2 – 3 lần/tuần là đủ.
Gây ra các tác dụng phụ nếu ăn măng cụt quá liều
Dưới đây là một số tác dụng phụ nếu người dùng sử dụng quá nhiều măng cụt trong một thời gian ngắn.
- Phát ban, mẩn đỏ: Một số người sở hữu làn da nhạy cảm rất có thể sẽ bị dị ứng, nổi mẩn ngứa, phát ban nếu tiêu thụ quá nhiều măng cụt. Nặng hơn là sưng miệng, ngứa họng hay tức ngực, khó thở.
- Nhiễm axit lactic: Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering của Mỹ đã chỉ ra rằng ăn măng cụt hàng ngày trong vòng 12 tháng có thể gây nhiễm axit lactic nặng. Dấu hiệu nhận biết triệu chứng này bao gồm: buồn nôn, suy nhược cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây sốc và nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng.
- Rối loạn đông máu: Cơ thể chúng ta có khả năng cầm máu tự nhiên. Tiêu thụ măng cụt có thể làm giảm khả năng cầm máu tự nhiên vì hợp chất xanthones trong măng cụt gây cản trở quá trình đông máu bình thường. Ngoài ra, nó cũng tác động tới các chất làm loãng máu như warfarin, gây xuất huyết đường tiêu hóa.
- Các tác dụng phụ khác: Ngưng dùng măng cụt ngay lập tức nếu bạn gặp các triệu chứng như mất ngủ, đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, khó ngủ, buồn nôn dai dẳng, khó thở, chóng mặt…
Một số người sau đây nên hạn chế ăn măng cụt
Măng cụt là một loại trái cây thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây nên hạn chế sử dụng măng cụt.
- Người bị bệnh đa hồng cầu: Bệnh đa hồng cầu là tình trạng tủy xương tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu làm cho số lượng hồng cầu trong máu tăng lên. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh này thì không nên sử dụng măng cụt vì nó có thể làm tăng khối lượng hồng cầu.
- Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bằng thuốc, xạ trị hoặc hóa trị: Măng cụt gây cản trở tác dụng của các loại thuốc xạ trị và hóa trị. Các chất chống oxy hóa mạnh có trong măng cụt làm loại bỏ các gốc tự do, đã được chứng minh là yếu tố gây trở ngại trong quá trình điều trị ung thư.
- Người chuẩn bị phẫu thuật: Do tác dụng làm chậm quá trình đông máu nên ăn măng cụt trong hoặc sau khi phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Ngừng ăn măng cụt hai tuần trước khi phẫu thuật.
Hi vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về những giá trị dinh dưỡng của măng cụt. Để gặt hái được những lợi ích từ loại trái cây này, bạn hãy biết cách sử dụng loại quả này đúng cách với tần suất hợp lý.