Bị nhiệt miệng hãy tránh xa những loại quả “nóng” này

Trái cây của Việt Nam được đánh giá đa dạng về chủng loại lẫn hương vị. Bên cạnh những loại trái cây có tính mát, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mọi người thì vẫn còn không ít loại quả có tính nóng cực cao, ăn nhiều rất dễ nhiệt miệng, nổi mụn và nóng trong. Dưới đây là tổng hợp của chúng tôi về các loại quả nóng bạn nên tránh xa vào dịp hè này. 

Tổng hợp các loại quả có tính nóng, dễ gây nóng trong, nhiệt miệng

Việc ăn nhiều trái cây có tính nóng sẽ khiến cơ thể bạn gặp một số vấn đề như nhiệt miệng, nổi mụn nhọt hoặc mụn trứng cá, táo bón, khó tiêu thậm chí là nóng trong người. Dưới đây là tổng hợp của chúng tôi top các loại quả có tính nóng mạnh mẽ mà bạn nên cân nhắc trước khi ăn: 

Bị nhiệt miệng nên tránh loại trái cây nào?

Bị nhiệt miệng nên tránh loại trái cây nào?

Sầu riêng

Đứng đầu danh sách không loại quả nào khác chính là sầu riêng. Được biết, sầu riêng không chứa các chất béo hay cholesterol không lành mạnh nhưng lại có hàm lượng cao khác cao. Theo ước tính, trong một quả sầu riêng chứa tới 884 kcl lượng calo, chiếm đến 44% hàm lượng calo được khuyến nghị đối với một người trưởng thành.

Sầu riêng - top 1 loại quả khiến bạn bị nhiệt miệngSầu riêng – top 1 loại quả khiến bạn bị nhiệt miệng

Chính vì vậy, việc ăn sầu riêng quá nhiều sẽ thúc đẩy cơ thể tăng cường hoạt động trao đổi chất và phân giải chất để tiêu hoá, tạo ra nhiều nhiệt lượng. Điều này vô tình gây áp lực lên hệ tiêu hoá, thậm chí dẫn tới tình trạng khó tiêu. 

Ngoài ra, trong sầu riêng còn chứa sulfur, một chất có thể làm tăng nhiệt và gây ra cảm giác nóng bừng trong cơ thể khi tiêu thụ nhiều. Và chắc chắn nhiệt miệng, nóng trong chính là những biểu hiện rõ nhất khi bạn ăn quá nhiều sầu riêng. 

Mít

Mít là loại quả yêu thích của rất nhiều người và mùa vụ của mít thường vào dịp hè. Tuy nhiên, mít lại được xếp vào top loại quả gây tình trạng nóng trong, rôm sảy khi ăn quá nhiều. 

Đọc ngay:  TOP 10 loại trái cây giúp phục hồi niêm mạc dạ dày

Mít chứa nhiều đường, có tính nóng, dễ gây mụn nhọt khi ăn quá nhiều

Mít chứa nhiều đường, có tính nóng, dễ gây mụn nhọt khi ăn quá nhiều

Theo nghiên cứu y học hiện đại, những loại quả có hàm lượng đường cao khi ăn vào sẽ gián tiếp gây tình trạng nóng trong người. Trong khi đó, mít có hàm lượng đường ở mức trung bình, từ 50-60/100. Khi bạn tiêu thụ mít với một lượng lớn, đường huyết trong người sẽ tăng cao, cảm giác cơ thể đang nóng dần lên. 

Không dừng lại ở đó, khi lượng đường trong máu tăng lên dễ tạo điều kiện phát triển của các loại vi khuẩn ngoài da. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng mụn, nhọt, ngứa ngáy,… Theo khuyến nghị từ các chuyên gia, người bình thường chỉ nên nạp 100g mít mỗi ngày là đủ (ước chừng khoảng 4 – 5 múi). 

Mận

Hè là thời điểm chín vụ của rất nhiều các loại quả thơm ngon, tuy nhiên đa số lại có tính nóng, trong đó phải nhắc đến quả mận. Theo đó, mận có vị chua chua ngọt ngọt được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các chị em. Tuy nhiên, mận chứa nhiều đường và acid hữu cơ, có thể làm tăng nhiệt lượng trong cơ thể chúng ta ăn quá nhiều, đồng thời cơ thể rất dễ nổi mụt nhọt và nóng trong người. 

Sầu riêng - top 1 loại quả khiến bạn bị nhiệt miệngMận – nguyên nhân hàng đầu gây mụn, nóng trong 

Đặc biệt, những chị em phụ nữ đang trong thời kỹ mang thai cũng nên ăn mận vừa phải, không ăn quá nhiều trong một ngày và ăn liên tục trong nhiều ngày. Vì ăn quá nhiều chắc chắn cơ thể sẽ bị nóng trong, một số sẽ xuất hiện rôm sảy, bị táo bón và ít nhiều cũng ảnh hưởng tới thai nhi. 

Vải thiều

Tuy vải thiều có chứa hàm lượng vitamin dồi dào, hỗ trợ cung cấp một số dưỡng chất có lợi cho cơ thể, góp phần tăng cường hệ miễn dịch. Song, vải thiều lại chứa hàm lượng đường khá cao, làm tăng hệ đường huyết khi ăn quá nhiều, dẫn tới tình trạng nóng dần lên của cơ thể. 

Vải có tính nóng, dễ gây rôm sảy và nhiệt miệngVải có tính nóng, dễ gây rôm sảy và nhiệt miệng

Đọc ngay:  Trái cây - Thực phẩm "vàng" cho sức khỏe và vóc dáng phụ nữ

Các triệu chứng phổ biến gặp phải khi nạp quá nhiều vải phải nhắc đến như nổi mẩn ngứa, rôm sảy, nhiệt miệng và táo bón. Chính vì vậy, dù vải thiều thơm ngon đến đâu thì bạn cũng nên kiểm soát lượng vải nạp vào cơ thể nếu không muốn gặp một số “bất tiện” mà chúng tôi vừa kể trên. 

Nhãn

Nhãn là loại quả cận nhiệt đới lâu năm, mùa thu hoạch thường diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9. Người tiêu dùng mỗi năm tiêu thụ nhãn với số lượng khá lớn bởi nhãn có hương vị thơm ngon, vị ngọt. Được biết, nhãn được xếp vào loại quả ấm, có chứa hàm lượng đường cao và rất ít chất xơ. 

Nhãn chứa hàm lượng đường khá cao, dễ gây nóng trong, táo báo khi ăn nhiềuNhãn chứa hàm lượng đường khá cao, dễ gây nóng trong, táo báo khi ăn nhiều

Chính vì vậy, khi cơ thể ăn quá nhiều nhãn sẽ khiến hệ đường huyết tăng nhanh chóng, từ đó dẫn tới việc nóng bên trong. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, người khoẻ mạnh nên ăn khoảng 200 – 300gram nhãn/ ngày. Trường hợp ăn vượt mức sẽ  gây nóng trong, biểu hiện là nổi mề đay, rôm sảy, mụn nhọt, nhiệt miệng.

Đào 

Quả đào là loại trái cây phổ biến vào mỗi dịp , thường được chế biến và thưởng thức theo nhiều kiểu khác nhau. Theo đó, trong một quả đào thường chứa các loại chất dinh dưỡng khác nhau như vitamin A, C, E, chất béo, chất xơ, carbohydrate,…

Đào là loại quả có vị chua ngọt, tính nóngĐào là loại quả có vị chua ngọt, tính nóng

Một số lợi ích sức khỏe nổi bật khi ăn đào phải kể đến như tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe tim mạch, … Song, theo đông y, đào có tính ôn, vị chua ngọt, tính nóng nên việc ăn quá nhiều đào dễ khiến bạn bị nhiệt miệng, nổi mụn nhọt xung quanh người, thậm chí là dị ứng với vỏ đào. 

Quả chôm chôm

Chôm chôm là loại quả yêu thích của rất nhiều người, bao gồm cả người lớn và trẻ con. Tuy nhiên, chôm chôm có hàm lượng đường khá cao, khi ăn nhiều sẽ rất dễ bị nhiệt miệng, nóng trong người. 

Chôm chôm giàu dinh dưỡng, song sẽ khiến cơ thể bị nóng trongChôm chôm giàu dinh dưỡng, song sẽ khiến cơ thể bị nóng trong

Đặc biệt, người bị viêm da cơ địa hay có cơ địa nóng trong, hay bị nhiệt miệng, táo bón, mụn nhọt sẽ dễ bị nóng trong hơn khi ăn chôm chôm. Ngoài ra, người ốm, sức khoẻ yếu cũng nên hạn chế ăn chôm chôm. 

Đọc ngay:  Ăn chuối xanh có tác dụng gì? Món ngon với chuối xanh

Lượng chôm chôm tiêu thụ được khuyến khích từ khoảng 100-200g mỗi ngày, sẽ không gây hại cho sức khỏe.

Quả na

Na chứa nhiều đường fructose, khi nạp vào cơ thể quá nhiều có thể chuyển hóa thành nhiệt, góp phần làm tăng nhiệt độ cơ thể. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy da bị châm chích, nóng râm ran khó chịu. Hãy hạn chế tiêu thụ na trong một lần và không ăn quá nhiều trong một thời gian ngắn. 

Tiêu thụ na vừa phải nếu bạn không muốn bị nhiệt miệngTiêu thụ na vừa phải nếu bạn không muốn bị nhiệt miệng

Ngoài ra, bạn có thể ăn na cùng với các loại thực phẩm có tính mát như dưa chuột, dưa hấu, hoặc uống nước dừa để cân bằng nhiệt trong cơ thể, phòng tránh bị nhiệt miệng hoặc mụn nhọt. 

Mách bạn cách hết nhiệt miệng nhanh chóng, an toàn

Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc trong khoang miệng bị tổn thương, tạo thành các vết thương hở. Điều này vô tình tạo ra nhiều cản trở trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như cảm giác châm chích, khó chịu, việc ăn nhai không được tự nhiên, …

Cân bằng thêm trái cây có tính mát để cải thiện nhiệt miệng

Cân bằng thêm trái cây có tính mát để cải thiện nhiệt miệng

Nếu bạn muốn tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng được cải thiện thì có thể tham khảo và áp dụng một số cách như sau:

  • Đầu tiên chắc chắn là tránh xa các loại trái cây có tính nóng vừa kể trên.
  • Tuyệt đối không ăn các loại đồ cay nóng, đồ ăn nhanh hay đồ chiên rán quá nhiều dầu mỡ. 
  • Không sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, caffeine,…
  • Bổ sung các loại quả có tính mát, an toàn và lành tính như táo, lê, cam, quýt, kiwi,…
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh. Bạn có thể uống thêm bột sắn dây để giảm nhiệt miệng. 
  • Nên sử dụng các loại đồ ăn có tính mềm, dạng lỏng trong thời gian bị nhiệt miệng. 

Trên đây là tổng hợp chia sẻ của chúng tôi về các loại quả có tính nóng dễ gây nhiệt miệng, nóng trong khi ăn quá mức. Mong rằng quý bạn đọc đã có thêm kiến thức hữu ích để cân bằng chế độ dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe cho chính mình và người thân xung quanh.