Nên bổ sung loại trái cây nào vào chế độ dinh dưỡng của người ốm?

Trong thời gian mắc bệnh, sức khỏe bị giảm sút nên cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để hồi phục nhanh chóng. Do đó, khi ốm, các bạn cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất từ đa dạng nhóm thực phẩm, đặc biệt là trái cây. Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây những loại hoa quả nào tốt cho người ốm nhé!

Tại sao người ốm cần bổ sung nhiều trái cây?

Theo các chuyên gia và nhiều tài liệu nghiên cứu, trái cây chứa rất nhiều nhóm dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Vì thế, không chỉ người mắc bệnh mà tất cả mọi người đều nên bổ sung trái cây vào chế độ ăn hàng ngày một cách hợp lý.

Sau đây là những lợi ích trái cây đem lại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người ốm:

  • Hỗ trợ tăng cường và cải thiện hệ tiêu hóa: Trái cây có tác dụng làm sạch đường ruột, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Bởi vậy, việc ăn trái cây sẽ tạo cảm giác ngon miệng và giúp cơ thể người bệnh hấp thụ những dưỡng chất từ các nhóm thực phẩm khác.
  • Hỗ trợ cải thiện tâm trạng và cảm xúc: Trong trái cây chứa nhiều nhóm vitamin và khoáng chất nên sẽ cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng dồi dào. Nhờ đó, người bệnh cảm thấy thoải mái, giảm bớt cảm giác căng thẳng và mệt mỏi.
  • Bổ sung lượng nước dồi dào cho cơ thể: Với những người bị ốm, cơ thể bị tiêu hao rất nhiều nước. Khi ăn trái cây hàng ngày, chúng sẽ giúp bạn giảm cảm giác háo nước, mất nước.
  • Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng để cơ thể chống lại bệnh tật: Khi thêm trái cây vào bữa ăn hàng ngày, cơ thể được cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Như vậy sẽ rút ngắn quá trình hồi phục, cải thiện sức khỏe. 
Đọc ngay:  Cách làm gỏi gà măng cụt đơn giản trong 5 phút 

Người ốm rất cần được bổ sung dinh dưỡng từ trái cây

Người ốm rất cần được bổ sung dinh dưỡng từ trái cây

Những loại trái cây người ốm nên ăn

Chúng tôi đã tổng hợp được danh sách 5 loại quả người ốm nên ăn để nhanh phục hồi sức khỏe, mời các bạn cùng tham khảo:

Dừa

Thành phần dinh dưỡng trong mỗi trái dừa: 

Trong mỗi cốc nước dừa tương đương với 240g chứa hàm lượng dinh dưỡng bao gồm:

  • Năng lượng: cung cấp 44 Calo
  • Đường: hàm lượng khoảng 9g
  • Natri: hàm lượng khoảng 64mg
  • Kali: hàm lượng khoảng 404mg
  • Chất đạm: hàm lượng khoảng 0,5g
  • Mangan: hàm lượng khoảng 0,5mg
  • Vitamin C: hàm lượng khoảng 24mg
  • Carbohydrate: hàm lượng khoảng 10g
  • Chất béo: thường không có hoặc hàm lượng nhỏ (dưới 1g)
  • Ngoài ra, trong nước dừa còn có một hàm lượng nhỏ các khoáng chất như sắt, canxi, kẽm, đồng, photpho,…

Đối tượng nên uống nước dừa:

  • Người bị cảm cúm, sốt cao 
  • Người mắc bệnh tiểu đường
  • Người mắc bệnh huyết áp cao
  • Người đang có triệu chứng tiêu chảy hoặc nôn mửa
  • Người mắc bệnh liên quan đến đường ruột và tiêu hóa 

Lượng dùng tiêu chuẩn: Mỗi ngày không nên uống quá 2 quả dừa.

Người ốm nên bổ sung nước dừa để cơ thể không bị háo và có thêm dinh dưỡng

Người ốm nên bổ sung nước dừa để cơ thể không bị háo và có thêm dinh dưỡng

Táo

Thành phần dinh dưỡng trong mỗi trái táo:

Trong mỗi trái táo tương đương với 100g chứa hàm lượng dinh dưỡng bao gồm:

  • Năng lượng: cung cấp 52 Calo
  • Nước: hàm lượng khoảng 86%
  • Chất xơ: hàm lượng khoảng 4g
  • Đường: hàm lượng khoảng 10g
  • Chất béo: hàm lượng khoảng 0,2g
  • Chất đạm: hàm lượng khoảng 0,3g
  • Carbs: hàm lượng khoảng 13,8 gram
  • Ngoài ra, trong táo còn có nhiều chất khác như các nhóm vitamin, hợp chất chống oxy hóa (Quercetin, Catechin),…

Đối tượng nên ăn táo

  • Người mắc bệnh tim mạch
  • Người mắc bệnh hen suyễn
  • Người mắc bệnh viêm khớp
  • Người mắc bệnh tiểu đường
  • Người mắc bệnh suy giảm thần kinh và trí nhớ
  • Người mắc các bệnh thị lực
  • Người bệnh đang phải sử dụng thuốc giảm đau
Đọc ngay:  Những loại trái cây nào giúp mẹ bầu phục hồi cơ thể và sức khỏe sau sinh?

Lượng dùng tiêu chuẩn: Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1 – 2 trái táo.

Mỗi ngày nên ăn một trái táo để cải thiện sức khỏe cơ thể

Mỗi ngày nên ăn một trái táo để cải thiện sức khỏe cơ thể

Dưa hấu

Thành phần dinh dưỡng trong mỗi trái dưa hấu:

Trong mỗi miếng dưa hấu tương đương với 100g chứa hàm lượng dinh dưỡng bao gồm:

  • Năng lượng: cung cấp 30 Calo
  • Nước: hàm lượng khoảng 91%
  • Chất xơ: hàm lượng khoảng 0,4g
  • Đường: hàm lượng khoảng 6,2g
  • Chất béo: hàm lượng khoảng 0,2g
  • Chất đạm: hàm lượng khoảng 0,6g
  • Carbs: hàm lượng khoảng 7,6 gram
  • Ngoài ra, trong dưa hấu còn chứa nhiều nhóm vitamin và khoáng chất khác như vitamin C, vitamin B5, vitamin C, Kali, đồng,…

Những đối tượng nên ăn dưa hấu:

  • Người đang cần phục hồi vết thương nhanh chóng
  • Người mắc bệnh huyết áp cao hoặc bị bệnh tim mạch
  • Người mắc các bệnh thị lực
  • Người mắc bệnh về xương khớp

Lượng dùng tiêu chuẩn: Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 500g dưa hấu và chia nhỏ thành nhiều bữa

Dưa hấu là trái cây nhiều nước và giàu vitamin, rất tốt cho người ốm

Dưa hấu là trái cây nhiều nước và giàu vitamin, rất tốt cho người ốm

Cam

Thành phần dinh dưỡng trong mỗi trái cam:

Trong mỗi trái cam tương đương với 100g chứa hàm lượng dinh dưỡng bao gồm:

  • Năng lượng: cung cấp 48 Calo
  • Nước: hàm lượng khoảng 88g
  • Chất xơ: hàm lượng khoảng 0,3g
  • Chất đạm: hàm lượng khoảng 0,9g
  • Natri: hàm lượng khoảng 4,5mg
  • Kali: hàm lượng khoảng 93mg
  • Canxi: hàm lượng khoảng 26mg
  • Photpho: hàm lượng khoảng 20mg
  • Vitamin C: hàm lượng khoảng 30mg
  • Ngoài ra, trong cam còn chứa nhiều hợp chất có lợi khác như Magnesium, Chromium, sắt, chất chống oxy hóa,…

Những đối tượng nên ăn cam:

  • Người đang bị viêm họng
  • Người đang bị cảm cúm, ốm sốt
  • Người đang bị chảy máu lợi, chân răng
  • Người mắc bệnh xương khớp
  • Người mắc bệnh huyết áp cao hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch 

Lượng dùng tiêu chuẩn: Mỗi ngày nên ăn ít nhất 400g cam và nên chia thành các bữa nhỏ, mỗi bữa khoảng 80g. 

Nước cam ép giúp người ốm nhanh chóng phục hồi sức khỏe

Nước cam ép giúp người ốm nhanh chóng phục hồi sức khỏe

Đọc ngay:  Trái cây mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ?

Thành phần dinh dưỡng trong mỗi trái bơ:

Trong khoảng 100g thịt quả bơ có chứa hàm lượng dinh dưỡng bao gồm:

  • Năng lượng: cung cấp 160 calo
  • Chất đạm: hàm lượng khoảng 1,9g
  • Chất xơ: hàm lượng khoảng 0,5g
  • Chất béo: hàm lượng khoảng 9,4g
  • Tinh bột: hàm lượng khoảng 2,3g
  • Magie: hàm lượng khoảng 24mg
  • Canxi: hàm lượng khoảng 60mg
  • Đồng: hàm lượng khoảng 311mg
  • Kali: hàm lượng khoảng 351mg
  • Vitamin C: hàm lượng khoảng 17mg
  • Ngoài ra, trong quả bơ có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin E, Folat, Beta – caroten, sắt,…

Đối tượng nên ăn bơ:

  • Người đang ốm ăn không ngon miệng
  • Người mắc bệnh tim mạch
  • Người mắc bệnh mỡ máu
  • Người mắc các bệnh về tiêu hóa
  • Người mắc bệnh xương khớp
  • Người mắc các bệnh thị lực

Lượng dùng tiêu chuẩn: Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 1 quả bơ.

Quả bơ cung cấp cho cơ thể người ốm rất nhiều năng lượng để phục hồi

Quả bơ cung cấp cho cơ thể người ốm rất nhiều năng lượng để phục hồi

Những lưu ý dành cho người ốm khi ăn trái cây

Với những người đang bị ốm, khi bổ sung trái cây vào chế độ ăn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Tìm kiếm và chọn mua những loại trái cây rõ nguồn gốc xuất xứ và mua tại các cửa hàng uy tín
  • Nên chọn trái cây tươi, không chất bảo quản để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Rửa sạch trái cây bằng nước muối và nên gọt sạch vỏ trước khi ăn
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ về các loại trái cây được ăn và chế độ cụ thể
  • Bổ sung đa dạng và đầy đủ các nhóm thực phẩm khác, không nên ăn mỗi trái cây
  • Những ai mắc bệnh dạ dày không nên ăn quá nhiều trái cây có vị chua và chứa nhiều vitamin C để tránh làm bệnh phát triển theo hướng xấu

Hy vọng với bài viết trên đây các bạn đã biết thêm về công dụng tuyệt vời của trái cây đối với người ốm. Để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, hãy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ đa dạng nhóm thực phẩm. Bên cạnh đó, bạn nên thử chế biến nhiều món ăn hấp dẫn nhằm kích thích vị giác. Đừng quên theo dõi chúng tôi để tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích nhé!